Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Những điều nên và không nên làm khi vượt cạn


Những điều nên và không nên làm khi vượt cạn

Thứ Tư, ngày 16/06/2010, 11:25
(Ba bau) - Vượt cạn là thời khắc các bà mẹ trẻ mong chờ nhất cũng là thời khắc họ thấy sợ nhất. Làm tốt những điều sau sẽ giúp các mẹ vượt cạn suôn sẻ hơn.
Hãy truy cập chuyên mục bà bầu trên Eva.vn mỗi ngày - để tìm hiểu những vấn đề dành cho phụ nữ mang thai.
Cho dù bạn đang, sắp hay sẽ là phụ nữ mang thai  thì vẫn có những thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Hãy truy cập chuyên mục BÀ BẦU trên eva.vn – website dành cho phụ nữ để đi tìm lời giải đáp nhé.
Quá trình vượt cạn được tính bắt đầu từ khi có những cơn co tử cung theo cho đến khi bánh rau được đưa ra ngoài. Toàn bộ quá trình này được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là giai đoạn các bà mẹ trẻ đau đớn nhất và khó vượt qua nhất.
Xin giới thiệu đến các bà mẹ trẻ một số cách giúp giảm đau đồng thời chỉ ra một số cách làm sai lầm hay mắc phải trong giai đoạn này.
Giai đoạn 1 là giai đoạn cổ tử cung đang mở, trong suốt quá trình này, căn cứ vào độ mở của cổ tử cung người ta lại chia tiếp giai đoạn này thành 3 giai đoạn nhỏ. Trong từng giai đoạn nhỏ, sản phụ nên chú ý một số điều nên và không nên làm sau đây để giảm bớt những cơn đau khi vượt cạn:

Giai đoạn 1
: Tính từ khi bắt đầu có cơn đau cho đến khi tử cung mở khoảng 4cm.
Nên làm:
Thay đổi tư thế, thử tìm các tư thế giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn tuỳ theo độ xuống thấp của đầu thai nhi; khi đau tốt nhất nên hít thở thật sâu và đều. Nếu cố chịu đau sẽ khiến cơ thể trở nên cứng nhắc, không linh hoạt và sẽ có cảm giác đau hơn. Hít sâu và thở ra sẽ giúp sản phụ có cảm giác bớt đau. Lấy tay xoa nhẹ, mát-xa lên những chỗ bị đau cũng là cách khiến sản phụ thấy dễ chịu hơn. Đặt túi chườm ấm lên vùng lưng, làm ấm cơ thể cũng có tác dụng làm giảm bớt cơn đau.
Nếu cuộc sinh nở diễn ra vào ban ngày thì cố gắng ngồi dậy bởi vì trong lúc đau, tử cung sẽ co thắt theo kiểu một phần hướng về phía trước, một phần hướng xuống dưới, vì thế giữ cho cơ thể hơi nghiêng về phía trước không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn giúp các bắp thịt được thả lỏng. Nếu bạn sinh vào ban đêm thì có thể nằm nghiêng sang một bên, tư thế này cũng giúp làm giảm đau hiệu quả.
Không nên làm:
Không nên kêu gào, la lớn. Có thể rên khe khẽ, tốt nhất không nên kêu to vì kêu to liên tục sẽ khiến cho việc hít thở không còn được nhịp nhàng.
Không nên quá chú ý vào những cơn đau ngay từ khi nó mới bắt đầu vì quá trình này sẽ diễn ra trong thời gian dài.
Nếu quá tập trung vào những cơn đau bạn sẽ càng cảm thấy lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, không tốt cho quá trình vượt cạn.
Không nên nhắm mắt vì nếu nhắm mắt sẽ khiến cho những âm thanh trong cơ thể được cảm nhận rõ hơn, chỉ có thể nhắm mắt khi đang tập trung sức để rặn đẻ.
Những điều nên và không nên làm khi vượt cạn, Bà bầu,
Vượt cạn là thời khắc các bà mẹ trẻ mong chờ nhất
Không nên cố gắng dùng sức khi cơn đau đến vì như thế sẽ khiến sản phụ mất sức rất nhanh, hơn nữa còn có thể khiến đầu đứa trẻ đang hạ xuống bị vặn trở lại do sức ép của mông; khi cơn đau qua đi nên hít một hơi dài và thả lỏng cơ thể.
Giai đoạn 2: Khi tử cung đã mở khoảng 7cm và có cảm giác buồn đi ngoài
Dùng sức khi cổ tử cung chưa mở hết không những có thể làm tổn thương đến tử cung mà còn làm sản phụ bị mất sức.
Nên làm:
Hít thở sâu và chậm. Nếu không có thể hít thở liên tục theo kiểu hơi thở gấp và ngắn. Ép hậu môn cũng có thể làm giảm đau lưng và vùng quanh hậu môn, có đấm nhẹ hoặc mát-xa vùng gần hậu môn để giảm đau, nên kết hợp với liệu pháp hô hấp, hít vào thở ra nhẹ nhàng trong khi lấy tay mát xa vùng quanh hậu môn. Có thể nằm xuống để tìm tư thế cảm thấy dễ chịu, tuy nhiên nên nằm nghiêng chứ không nên nằm thẳng. Giữa các cơn đau nên hít thở nhẹ nhàng.
Không nên làm:
Không nên để cơ thể ngả về phía sau vì sẽ khiến sản phụ có cảm giác đau đớn hơn.
Không nên nín thở vì như thế sẽ làm tăng cảm giác đau, thậm chí sản phụ cảm thấy chóng mặt, ảnh hưởng đến sự vận chuyển dưỡng chất vào thai nhi.
Không nên ở vào các tư thế thuận lợi cho việc đi đại tiện như ngồi xổm hay ngồi trên ghế vì dưới tác dụng của trọng lực, tư thế này sẽ làm tăng cảm giác buồn đi ngoài, khiến cơn đau càng dữ dội.

Giai đoạn 3: Tử cung mở hoàn toàn, có cảm giác như đang đi đại tiện
Nên làm:
Khi rặn nên ngậm chặt miệng hoặc rên khe khẽ, nhất là khi đầu thai nhi đã lọt ra ngoài. Trên bàn đẻ, nên áp dụng tư thế cuộn người, nâng cao thân trên vì như thế sẽ tạo áp lực cho vùng bụng, tư thế giống như khi đang đi đại tiện, lúc này góc sản đạo ở vào tư thế thuận lợi cho cuộc vượt cạn. Sản phụ vừa rặn, vừa nâng thân trên theo tư thế cuộn người lại để tạo áp lực cho vùng bụng đồng thời tưởng tượng ra rằng âm đạo đang mở rộng, em bé đang được đưa ra ngoài. 
Không nên làm:
Không nên cố gắng cuộn người đến mức mặt tiếp xúc với phần thân dưới giống như kiểu ép thai nhi ra ngoài. Điều quan trọng là phải tạo áp lực cho vùng bụng.

Không nên dùng sức với phần mặt. Không nên để cơ thể bị nghiêng về phía sau vì như thế sẽ làm thay đổi góc mở của đường sản đạo, thai nhi khó lọt ra ngoài.

Thai phụ nằm nhiều: "vượt cạn" sẽ lâu và đau đớn



Thai phụ nằm nhiều: "vượt cạn" sẽ lâu và đau đớn

Thứ Hai, ngày 19/07/2010, 16:47
(Ba bau) - Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, thai phụ chỉ nằm mà không vận động hoặc chỉ vận động khi bắt đầu chuyển dạ sẽ khiến cho cuộc “vượt cạn” trở nên đau đớn hơn rất nhiều.
Hãy truy cập chuyên mục bà bầu trên Eva.vn mỗi ngày - để tìm hiểu những vấn đề dành cho phụ nữ mang thai.
Cho dù bạn đang, sắp hay sẽ là phụ nữ mang thai  thì vẫn có những thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Hãy truy cập chuyên mục BÀ BẦU trên eva.vn – website dành cho phụ nữ để đi tìm lời giải đáp nhé.
Những thai phụ thường xuyên vận động như: quỳ, đứng lên ngồi xuống, đi lại hoặc ngồi thẳng có tác dụng giúp cho việc sinh nở diễn ra nhanh chóng hơn và làm giảm cảm giác đau đớn do những cơn co thắt của tử cung gây nên.
Một nghiên cứu đã được tiến hành với sự xem xét lại kết quả của 21 cuộc khảo cứu trước đó có liên quan đến khoảng 4.000 chị em phụ nữ đã cho thấy: không có bất cứ nguy hiểm nào đối với phụ nữ mang thai nếu họ phải đứng hay đi lại khi họ bắt đầu giai đoạn chuyển dạ và điều này thực sự rất có lợi cho thai phụ.
Bác sĩ sản khoa Annemarie Lawrence – tại bệnh viện Townsille thuộc Úc nói: "Ở hầu hết các nước phát triển, các bà bầu thường được khuyến khích nên đứng hoặc đi lại khi họ thấy xuất hiện những biểu hiện tiền sinh nở."
Thai phụ nằm nhiều: "vượt cạn" sẽ lâu và đau đớn, Bà bầu, thai phụ, vượt cạn, sinh con, đau đớn, nằm nhiều
Các chuyên gia thấy rằng, quá trình đau đẻ của những phụ nữ thường đứng hoặc đi
lại thì ngắn hơn so với những phụ nữ nằm khi đau đẻ. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu mới này đã thu thập những thông tin và dữ liệu từ 21 nghiên cứu trước đó ở các nước phát triển từ những năm thập niên 1960, với sự tham gia của 3,760 chị em phụ nữ đang mang thai.
Các chuyên gia thấy rằng, quá trình đau đẻ của những phụ nữ thường đứng hoặc đi lại thì ngắn hơn so với những phụ nữ nằm khi đau đẻ. Thêm vào đó, cảm giác đau đớn cũng giảm đi đáng kể.
Hiện nay trên thế giới, những tư thế đứng, đi lại hay ngồi thẳng thường được áp dụng với tất cả các phụ nữ đang trong quá trình chuyển dạ, tuy nhiên đối với phụ nữ phương Tây thì đó lại còn là điều mới mẻ.
Bà Lawrence nói:” Dựa vào những kết quả và những thống kê mà chúng tôi đã tìm thấy, chúng tôi rất khuyến khích phụ nữ mang thai hãy lựa chọn tư thế phù hợp mà bạn cho là thoải mái nhất lúc chuyển dạ, nhưng phải chắc chắn rằng đó không phải là tư thế nằm.”
Không chỉ có vậy, việc lựa chọn đúng tư thế khi chuyển dạ còn giúp cho đầu của thai nhi được đẩy nhanh ra khỏi tử cung, tăng độ giãn cho âm đạo và giúp cho việc “vượt cạn” trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngộ nhận về đi bộ khi mang bầu

Các bà bầu thường được khuyên đi lại cho dễ đẻ, nhưng cũng có nhiều người đã phải vào bệnh viện cấp cứu vì quá nhiệt tình thực hiện lời khuyên này.
Hương (27 tuổi, Hà Nội) có bầu được gần 7 tháng. Ngoài việc tranh thủ vận động mọi lúc mọi nơi, mỗi ngày chị còn dành ra hơn 1 tiếng để đi bộ ở công viên gần nhà.
"Các cụ bảo là đi lại nhiều cho dễ đẻ" - Hương giải thích. Chị không nề hà việc trèo thang bộ khi vào siêu thị hay đến cơ quan, hay đi chợ giúp mẹ chồng mỗi sáng. Nhiều buổi tối đi làm về muộn rất mệt nhưng chị vẫn cố gắng "hoàn thành chỉ tiêu" đi bộ, và sau đó ngồi thở vì quá "oải".
Một đêm, chị Hương tỉnh giấc vì đau bụng. Chị cố ngủ tiếp nhưng giấc ngủ chập chờn, và đến gần sáng thì phát hiện ra máu. Đến bệnh viện, bác sĩ cho biết chị bị động thai, dọa đẻ non. Sau khi hỏi han, bác sĩ kết luận chị vận động quá sức.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết cơ sở này từng tiếp nhận nhiều trường hợp có nguy cơ sẩy thai hoặc đẻ non do vận động, đi lại quá mức. Theo ông Tuấn, lý thuyết "đi lại nhiều cho dễ đẻ" không sai, nhưng vấn đề là mức độ như thế nào. Nếu thấy mệt thì đó là lúc nên dừng lại nghỉ ngơi, việc cố thêm sẽ dẫn đến quá sức.
Sự thái quá sẽ khiến cơ thể mỏi mệt, lợi bất cập hại, thậm chí gây chấn động cho thai nhi. Đặc biệt, ở những thời điểm nhạy cảm như tháng thứ 3, thứ 7, nguy cơ hỏng thai cao nên sự vận động cần nhẹ nhàng cẩn thận hơn.
Giữ gìn quá cũng không nên
Ngộ nhận về đi bộ khi mang bầu
Bà bầu có thể đi lại một cách bình thường.
Ảnh: Hoàng Hà.
Từ khi biết mình có bầu, Thu đi lại nhẹ nhàng hẳn. Bị ám ảnh bởi tai nạn sẩy thai của một chị hàng xóm, cô sợ mỗi cử động của mình đều có hại cho bé. Thu đi rón rén, mỗi bước đều rất ngắn, chỉ bằng chiều dài một bàn chân. Vì thế nên đi cùng với mọi người, dù ai nấy đều đi thật chậm để chờ nhưng Thu luôn rớt lại.
Thu từ chối các công việc phải đi lại; về nhà thì hầu như chỉ ngồi hoặc nằm. Cô cự tuyệt các cử chỉ âu yếm của chồng, đến cười cũng không dám cười lớn vì sợ ảnh hưởng đến bé.
Theo tiến sĩ Trần Quốc Việt, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, sự kiêng khem của Thu là không cần thiết và chỉ làm cho cô và mọi người thêm căng thẳng, lo lắng. Trừ các trường hợp mang thai bệnh lý cần chế độ chăm sóc đặc biệt, còn những bà bầu khác hoàn toàn có thể yên tâm sinh hoạt bình thường. Mang thai là một quá trình sinh lý, vì vậy không có gì phải lo lắng khi bạn đi lại, làm việc, quan hệ tình dục ở mức độ vừa phải.
Theo ông Lê Anh Tuấn, việc vận động đúng mức khi mang thai giúp người phụ nữ bớt đau đớn khi sinh nở, giảm nguy cơ tai biến, quá trình vượt cạn cũng diễn ra nhanh chóng nhẹ nhàng hơn. Đó cũng là nguyên nhân những phụ nữ nông thôn dễ đẻ hơn phụ nữ thành phố, nhất là khối văn phòng.
Thế nào là vận động vừa phải? Theo ông Tuấn, chị em có thể làm mọi việc trong nhà như nấu nướng, dọn dẹp, chợ búa..., có thể lên xuống cầu thang (cẩn thận để không vấp ngã), đi dạo công viên, miễn là vẫn thấy thoải mái và dễ chịu. Khi thấy mệt thì nên nghỉ ngơi. Trong quý 2 của thai kỳ, chị em còn có thể tập luyện các môn nhẹ nhàng như bơi, các bài thể dục cho người mang bầu...
Hải Hà

Để cuộc đẻ của bạn dễ dàng hơn

Các bà bầu thường lo lắng khi sắp đến ngày vượt cạn và làm thế nào để sinh bé an toàn? Mình có bị đau nhiều không? Việc sinh đẻ thật đáng sợ và quá sức... Hãy nhớ rằng, việc sinh đẻ là điều hoàn toàn tự nhiên và bạn có thể dễ dàng vượt qua nó nếu làm theo những chỉ dẫn dưới đây. 

Cần có tâm trạng tốt
Quan niệm trước đây cho rằng, khó sinh hay chảy máu quá nhiều khi sinh đều có nguyên nhân từ những yếu tố như đường sinh sản khác thường, ngôi thai không chuẩn, thai nhi dị thường, nước ối quá nhiều, nhau thai khác thường… Nhưng hiện nay, các nhà y học phát hiện ra rằng, mọi tâm trạng không tốt của phụ nữ mang thai cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khó sinh.
 
Rất nhiều thai phụ do sinh lần đầu nên thiếu hiểu biết đối với việc sinh đẻ, cho rằng: sinh đẻ phát sinh cơn đau dữ dội, cũng có người lo lắng quá về vấn đề sức khoẻ và giới tính của thai nhi… Do đó, khi sinh thường có những tâm trạng không tốt như căng thẳng, lo lắng, bất an, hoảng sợ, u uất, nôn nóng… Những tâm trạng không tốt này có thể gây ức chế việc co rút cổ tử cung, thông qua hệ thống của thần kinh trung ương, dẫn đến cổ tử cung co bóp không có lực, cổ tử cung không mở…

Những tâm trạng không tốt trong quá trình sinh còn có thể gây ra quá trình bài tiết hormon ở vùng dưới đồi và tuyến yên có những thay đổi khác thường cũng là nguyên nhân làm yếu sức co bóp của tử cung, làm cho quá trình sinh kéo dài hay tăng lượng xuất huyết sau khi sinh. Ngoài ra, tinh thần quá căng thẳng của thai phụ sẽ làm cho vỏ não mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình co bóp của tử cung. Lâm sàng phát hiện, đối với việc khó sinh hay xuất huyết quá nhiều sau khi sinh do những tâm trạng không tốt, nếu không xử lí kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi.

Để tránh phát sinh những tâm trạng nêu trên, thai phụ nên nắm những kiến thức cần thiết trước khi sinh, xoá bỏ những lo lắng không cần thiết, cố gắng kiểm soát tâm trạng của bản thân. Các chuyên gia y học nhấn mạnh rằng, sản phụ khi chuyển dạ không sợ hãi, không lo lắng, duy trì được tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ rất có lợi cho việc chào đời thuận lợi của thai nhi và quá trình hồi phục tử cung sau sinh.

Hạn chế sự la hét khi chuyển dạ

Khi một số sản phụ trong phòng sinh chuyển dạ, không thể chịu đựng được cơn đau do quá trình co bóp tử cung thì la to, hét lớn. Các thai phụ mong lấy việc la hét để giảm nhẹ cơn đau. Việc la hét liên tục này sẽ  làm cho cơ thể và tinh thần thai phụ ở vào trạng thái căng thẳng cao độ trong thời gian dài và chỉ có hại chứ không có lợi đối với việc sinh đẻ.
- Một số sản phụ khi sinh thông qua việc la hét quá mức, hy vọng thu hút được sự quan tâm và yêu thương của chồng. Từ đó, nhận được càng nhiều sự đồng tình và lo lắng của người nhà.
- Sản phụ la hét chỉ làm tiêu hao năng lượng sức lực, cũng ảnh hưởng đến việc dùng lực bình thường khi sinh, gây kéo dài quá trình sinh.
- Sản phụ khi la hét, khóc thường nuốt một lượng không khí lớn, dẫn đến ruột bị đầy hơi. Việc la hét sẽ ảnh hưởng chức năng của dạ dày và ruột đến nỗi không thể ăn uống bình thường, kèm theo nôn mửa, khó tiểu  tiện. Điều này ảnh hưởng đến tính nhịp nhàng của quá trình co bóp cổ tử cung.
- Khóc lóc liên tục dễ làm cho tử cung co bóp thiếu lực, cổ tử cung không thể mở rộng, gây nên hiện tượng đình trệ trong quá trình sinh sản. Có thể thai nhi sẽ bị xoay chuyển, dẫn đến khó sinh.
- La hét, khóc là thái độ không tốt, để lại ấn tượng xấu đối với người khác. Nó làm người khác căng thẳng, không biết phải xử trí như thế nào, khó phối hợp với những điều phục vụ vần thiết mà nhân viên khoa sản đưa ra.
- La hét quá độ làm cản trở công việc bình thường của nhân viên y tế, ảnh hưởng đến các sản phụ khác đang chờ sinh làm cho họ căng thẳng tinh thần.
- La hét không làm giảm nhẹ cơn đau, ngược lại sẽ làm tinh thần căng thẳng, tăng sự nhạy cảm đối với cơn đau, tiêu hao sức lực, làm cho cảm giác đau đớn tăng chứ không giảm.

Thai phụ khi chuyển dạ, trước hết phải chuẩn bị tinh thần chịu đựng cơn đau do co bóp tử cung, nên tự điều chỉnh tâm lí, tinh thần thư giãn, không nên sợ đau. Bởi vì lo sợ không làm giảm nhẹ cơn đau, ngược lại càng sợ đau thì càng đau. Các thai phụ nên tăng cường phối hợp giữa thả lỏng cơ thể và điều tiết hô hấp. Sản phụ phối hợp tốt với sự chỉ dẫn của bác sĩ mới đảm bảo tiến triển thuận lợi trong quá trình sinh đẻ.

Khi sinh nên có chồng bên cạnh

Nghiên cứu cho thấy, sự có mặt của người chồng bên cạnh khi sinh sẽ giúp người vợ những việc như sau:
- Có thể rút ngắn quá trình sinh đẻ, làm cho việc sinh đẻ của người vợ thuận lợi hơn. Người chồng có thể dựa theo những chỉ dẫn của nhân viên trợ sản để động viên giúp đỡ người vợ tập những bài thể dục trước khi sinh. Các động tác cụ thể mà sản phụ cần phải phối hợp chặt chẽ khi sinh. Khi người chồng đảm nhận việc chỉ dẫn này sẽ giúp người vợ thực hiện sinh đẻ tốt mà không rụt rè, đồng thời có thể thực hiện thành thục.
- Người chồng bên cạnh vợ khi chuyển dạ có thể giảm bớt tỷ lệ phát chứng co giật một cách rõ rệt. Vì chứng co giật là bệnh thường phát trong thời kì chuyển dạ của thai phụ. Biểu hiện chủ yếu là căng thẳng thần kinh, huyết áp tăng cao, phù nghiêm trọng. Nguyên nhân phát bệnh chủ yếu đó là do thai phụ lo lắng, hoảng sợ về mặt tư tưởng, quá căng thẳng về mặt tinh thần. Nếu có chồng bên cạnh sản phụ sẽ cảm thấy yên tâm, tin tưởng và tập trung hơn cho cuộc vượt cạn của mình.
- Người chồng có thể làm người phụ tá tốt nhất cho nhân viên trợ sản. Khi vợ sinh, người chồng ở bên cạnh, giúp sản phụ lau mồ hôi, chăm sóc, an ủi, khuyên nhủ, có lợi trong việc phòng tránh những cơn la hét và những động tác mù quáng cho thai phụ. Việc này sẽ giúp thai phụ tránh tiêu hao thể lực một cách vô ích, tránh dẫn đến co bóp tử cung.
- Người chồng bên cạnh khi chuyển dạ sẽ làm tăng thêm tình cảm vợ chồng, làm cho người chồng càng thương vợ hơn và người vợ tin tưởng chồng hơn.
Những người đàn ông sắp được làm cha, nên xoá bỏ những thành kiến, học một số kiến thức vệ sinh có liên quan đến việc hộ lí thai phụ để giúp người vợ chuyển dạ thuận lợi hơn.

Mẹ ăn nhiều calo dễ sinh con trai

Ảnh: hipp.co.uk.
Chế độ dinh dưỡng của người mẹ quanh thời điểm thụ thai sẽ ảnh hưởng tới giới tính của con. Một nghiên cứu mới tìm thấy nếu mẹ hấp thu nhiều calo, cùng với ăn sáng đều đặn, sẽ gia tăng khả năng sinh con trai.
> Ăn nhiều chocolate dễ sinh con gái
Theo các nhà nghiên cứu, xu hướng hiện đại trong việc ăn uống bớt calo có thể lý giải vì sao tỷ lệ con trai đang giảm ở các nước phát triển.
Nhóm tại Đại học Exeter và Oxford, Anh, đã tìm hiểu 740 bà mẹ sinh con lần đầu ở Anh. Những người này ghi lại thói quen ăn uống của mình trước và khi mới mang bầu.
Nhóm tìm thấy 56% phụ nữ có mức độ hấp thu năng lượng cao nhất quanh thời điểm thụ thai đều sinh con trai, so với 45% ở những phụ nữ dung nạp ít calo nhất.
Những bà mẹ sinh con trai thì cũng ăn các loại chất dinh dưỡng với số lượng và mức độ đa dạng cao hơn, trong đó có kali, canxi, vitamin C, E và B12. Họ cũng hay ăn ngũ cốc vào bữa sáng.
Các nhà khoa học cho biết ở nhiều loài động vật, khi con mẹ có đầy đủ nguồn dinh dưỡng thì cũng dễ sinh con trai hơn. Trong thụ tinh nhân tạo, hàm lượng glucose cao kích thích sự tăng trưởng của phôi thai đực, đồng thời hạn chế phôi thai cái. Ở người, bỏ bữa sáng sẽ làm giảm lượng glucose và tạo ra môi trường bất lợi cho việc sinh con trai.
Theo các nhà khoa học, bà mẹ tự nhiên có những cách tinh tế để thay đổi tỷ lệ giới tính trong dân số nhằm thích nghi trước sự biến động của môi trường.
"Chỉ một thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống của người mẹ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cả đời của em bé. Vì vậy rất quan trọng để các bà mẹ tiếp nhận lượng dinh dưỡng đầy đủ trong thời gian thụ thai và suốt thai kỳ", tiến sĩ Allan Pacey, chuyên gia sinh sản tại Đại học Sheffield, Anh, nhận định.
M.T. (theo BBC)

Sinh con theo ý muốn

Tu the quan he de sinh con trai 1. Chồng dể dành tinh dịch trong 7-10 ngày (không giao hợp trước ngày trứng rụng 7-10 ngày) và chỉ giao hợp 1 lần sau ngày trứng rụng 1 ngày vào trước 3 giờ sáng (xác định ngày trứng rụng qua cặp nhiệt độ, que thử Ovustick, siêu âm canh noãn).
Tu the quan he de sinh con trai 2. Giao hợp theo cách thông thường, chồng trên, vợ dưới, động tác nhẹ nhàng, tránh kích thích gây trứng rụng thêm đột xuất.

Tu the quan he de sinh con trai
 3. Xuất tinh sâu, khi xuất tinh cho đầu dương vật vào sâu tận cửa tử cung để tinh trùng Y nhanh chóng tiếp cận noãn.
4. Tinh thần tâm lý thoải mái, sức khoẻ 2 vợ chồng được chuẩn bị tốt, tránh dùng bia, rượu, thuốc lá và chất kích thích.
5. Xuất tinh xong vợ nằm ngửa, 2 chân co, với tư thế thoải mái, sau 2-3 giờ mới đi tắm rửa và dùng dội nuớc vào âm đạo.
- Tinh trùng (X) thường bơi chậm nhưng sống khá lâu (lâ
- Tinh trùng (Y) khỏe mạnh, bơi nhanh nhưng lại mau chết
* Áp dụng tính chất này, bạn có thể canh ngày rụng trứng để quyết định xuất binh.
- Sinh nữ: Trước ngày đó khoảng 3 ngày – tấn công 3 ngày liên tục.
- Sinh nam: Tấn công đúng thời điểm – và dứt khoát.
khi nói về các phương cách thụ thai theo ý muốn, xin được hỏi bác sĩ thêm rằng ngay vào giữa chu kỳ rụng trứng nếu trứng gặp được tinh trùng thì sẽ thụ thai. Thế thì làm thế nào để xác định được ngày rụng trứng của người
Ngày rụng trứng thường rơi vào ngày giữa chu kỳ. Giản dị mình cứ nhớ rằng sau 14 ngày sau khi trứng rụng thì người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt.
Nhiều phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, không cách đúng 28 hay 30 ngày, thì làm thế nào để biết chính xác ngày rụng trứng?
Những người chu kỳ kinh nguyệt không được đều đặn thì có thể mua bộ thử nước tiểu để xác định ngày rụng trứng. Bộ này có bày bán ở tiệm thuốc tây, dùng để đo độ LH trong nước tiểu, chất này thường lên cao trước khi trứng rụng.
thử nước tiểu vào buổi trưa hoặc chiều, nếu thấy mức LH vượt lên cao thì biết rằng trong vòng 12-24 tiếng sau, trứng sẽ rụng. Một phương pháp khác giúp xác định ngày rụng trứng là lấy thân nhiệt vào mỗi buổi sáng trước khi bước ra khỏi giường. Nếu trứng chưa rụng thì thân nhiệt thấp, dưới 37 độ C. Khi trứng rụng rồi thì nhiệt độ sẽ tự nhiên vượt lên trên 37 độ C.
Ngoài ra có những triệu chứng nào giúp ngưòi phụ nữ có thể nhận biết được ngày trứng rụng không,?
Thường khi trứng rụng thì người phụ nữ sẽ có cảm giác đau nhói ở một bên bụng, đó là do trứng vỡ ra có thể hơi chảy máu và làm hơi đau bụng. Một triệu chứng khác giúp nhận biết ngày rụng trứng là phụ nữ sẽ thấy trong âm đạo ra chất nhờn rất nhiều. hoặc sẽ thấy nhiệt độ hơi cao lên. Để dễ hiểu, chúng ta xem ngày có kinh tháng trước là ngày số 1, đếm đến ngày thứ 14, Thường ngày thứ 14-16 sau kinh kỳ sẽ là ngày trứng rụng.
Xác định được ngày rụng trứng rồi, những người mẹ muốn tìm con trai hay con gái thì nên áp dụng những phương pháp nào?
Thật sự, trai gái theo ý muốn cũng là một phần rất quan trọng. Trứng của người mẹ luôn luôn chỉ có nhiễm sắc thể X, tức chỉ có con gái thôi. Muốn được con trai hay con gái là hoàn toàn do tinh trùng của người cha.
Có nhiều người đàn ông có nhiều tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y hơn X, tức nhiều tinh trùng đực hơn tinh trùng cái. Ví dụ trong gia đình bố mẹ sinh toàn con trai thì những người con trai ấy sau này đa số tinh trùng sẽ mang nhiễm sắc thể Y nhiều hơn, xác xuất sinh con trai cũng cao hơn.
Thông thường tinh trùng X của người cha nặng nề hơn, sống lâu hơn, còn tinh trùng đực mang nhiễm sắc thể Y thì nhỏ hơn, yếu hơn. Cho nên chúng ta thấy tình trạng trai thiếu gái thừa, vì tinh trùng X mạnh hơn nên dễ thụ thai hơn.
Thụ thai trai gái theo ý muốn thì mình phải tạo ra môi trường trong cơ thể của người mẹ sao cho tinh trùng đực (hay cái) sống được nhiều hơn. Khi trứng sắp rụng, môi trường chất kiềm trong cơ thể người mẹ thấp hơn khi trứng rụng. Lúc này, dễ thụ thai con gái.
Ngay lúc trứng rụng hay sau khi trứng rụng, môi trường trong âm đạo có chất kiềm cao hơn, vì vậy dễ thụ thai con trai. Tức là chất potassium và sodium cao hơn thì đẻ con trai. Trước đây người Trung Hoa muốn có con trai thì ăn chay niệm phật, nhưng thực sự ra vì ăn chay có nhiều chất muối mặn như chao và chất potassium trong trái cây như chuối, cam làm cho dễ thụ thai con trai.
Thật sự ra đó là tạo môi trường trong cơ thể của người phụ nữ, khiến dễ sinh con trai. Bà Marie Curie nghiên cứu việc này và khuyên rằng muốn sinh con trai thì nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều sodium và potassium.
Những loại thức ăn nào có chứa nhiều hai loại chất này?
: Những thực phẩm như xúc xích, lạp xưởng, chuối, cam, dưa hấu…vv…Nếu ăn những thực phẩm nhiều sodium và potassium trong vòng 3 tháng để môi trường trong cơ thể người phụ nữ có nhiều chất kiềm hơn để tinh trùng Y dễ sống hơn, tinh trùng X bị vô hiệu hoá, thì nhiều cơ hội có thể sinh con trai. Nếu muốn sinh con gái thì ăn nhiều chất ma-nhê và calcium, tức là đậu hủ, đậu nành, rau cải, đồ biển nhiều.
: Chất potassium , có tốt cho cơ thể hay không?
Chất potassium thì tốt, sodium thì không tốt lắm vì ăn nhiều muối dễ bị huyết áp cao sau này. Người ta thấy rằng nếu ăn nhiều chất potassium, tức là chất muối của trái cây, thì lại rất tốt.
Người Tây phương thì không kiên nhẫn như người Trung Hoa tức là ăn uống ba tháng trời để đổi môi trường. Phương cách người Tây Phương áp dụng để sinh con theo ý muốn là thử nước tiểu để xác định đúng ngày trứng rụng thì vợ chồng gần nhau.
Lúc này, môi trường trong âm đạo sẽ giúp tinh trùng đực dễ đến đích hơn. Có một vị bác sĩ Mỹ đề nghị thêm một phương cách khác. Đó là nếu muốn con gái, người vợ nên pha 1 lít nước ấm với 2 muỗng canh giấm rửa sạch âm đạo trước khi gần chồng. Độ chua sẽ làm cho dễ sinh con gái.
Nếu muốn sinh con trai thì pha 2 muỗng canh bột baking soda vào 1 lít nước ấm để rửa âm đạo trước khi gần chồng. Ngoài ra, để tạo điều kiện dễ thụ thai con trai, người chồng phải xuất tinh thật nhiều

Phụ nữ dễ sinh nở hơn khi có người thân bên cạnh

Phụ nữ khi vượt cạn có một người thân bên cạnh sẽ trải qua cuộc chiến một cách thuận lợi và an tâm hơn, so với những người chỉ có một mình.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện một người đồng hành cũng không gây ra trở ngại nào về sự an toàn. Thực tế, khi bà bầu được nắm tay một người khác, họ sẽ giảm nửa khả năng có nước ối bị phân của trẻ sơ sinh dây bẩn - nếu trẻ hít phải thì sẽ rất nguy hiểm.
Ảnh: Corbis.
Mặc dù việc cho người nhà có mặt trong phòng đẻ đã được chấp nhận ở nhiều nơi trên thế giới, thì rất nhiều cơ sở y tế không cho phép có người khác xuất hiện. Điều này đặc biệt phổ biến ở các nước đang phát triển, tiến sĩ Odalea M. Bruggemann tại Đđại học liên bang Santa Catarina ở Mỹ cho biết.
Bà và cộng sự đã cho 212 phụ nữ vượt cạn một mình hoặc có người bên cạnh, để so sánh trải nghiệm.
Trong số những bà bầu được phép có bạn đồng hành, một nửa chọn chồng mình hoặc cha đứa bé, 30% chọn mẹ và 23% chọn một người họ hàng là nữ hoặc một người bạn.
Những phụ nữ có sự hỗ trợ của người thân thoải mái hơn hẳn trong cuộc vượt cạn so với những ai chỉ có một mình. Họ cũng tăng 8 lần sự thoả mãn với cơn trở dạ và 6 lần sự hài lòng với việc sinh con.
Ngoài ra, những phụ nữ có người bên cạnh cũng thoả mãn hơn với sự chăm sóc y tế và chỉ dẫn trong khi sinh. "Có thể khi có người khác trong phòng đẻ, các nhân viên y tế thân thiện và tử tế hơn", các nhà nghiên cứu viết.
Những phụ nữ có người đồng hành cũng giảm 49% nguy cơ bị bẩn nước ối so với những phụ nữ phải tự thân vận động. Điều này có thể là do họ ít lo lắng và sợ hãi hơn.
"Một mặt ai cũng nhận thấy rằng có bạn đồng hành khi vượt cạn mang lại rất nhiều lợi ích, thì mặt khác, còn rất nhiều bệnh viện trên thế giới không cho người nhà xuất hiện. Kết quả nghiên cứu này có thể giúp người ta có thêm kiến thức và tôn trọng người phụ nữ khi sinh nở", các nhà nghiên cứu viết.
Theo Vnexpress

Ăn cháo dễ sinh