Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

10 điều phụ nữ nên tránh khi mang bầu

(Ba bau) - Không có gì quan trọng hơn đối với bà bầu là có một sức khỏe tốt và an toàn cho bé. May mắn rằng những điều này đều nằm trong tầm tay bạn.
Hãy truy cập chuyên mục bà bầu trên Eva.vn mỗi ngày - để tìm hiểu những vấn đề dành cho phụ nữ mang thai.

Dưới đây là danh sách 10 điều bà bầu nên tránh trong suốt quá trình bầu bí.

1. Tránh căng thẳng

Stress trong quá trình mang thai có thể gây rất nhiều hiểm họa nghiêm trọng cho thai phụ và em bé như: táo bón, đau lưng, mất ngủ và thậm chí dẫn đến sinh non hoặc nhẹ cân. Vì vậy, bà bầu nên có một cuộc sống lành mạnh, thoải mái tư tưởng trong thời gian mang thai.

2. Tránh khói thuốc lá

Hút thuốc lá vô cùng có hại cho thai nhi và ngay chính thai phụ. Trong thời gian mang thai, bà bầu nên tuyệt đối tránh tiếp xúc với thuốc lá, ngay cả khói thuốc từ môi trường bên ngoài. Khi bạn hút thuốc, em bé sẽ nhận được ít oxy hơn gây phát triển chậm và nhẹ cân. Khói thuốc lá cũng được cho là có liên quan đến hiện tượng sinh non và các biến chứng nguy hiểm khi mang thai.

3. Tránh dược phẩm OTC, đặc biệt Aspirin

OTC - viết tắt của Over the Counter (chỉ những loại thuốc mà người bệnh có thể tự mua mà không cần toa thuốc của bác sĩ). Bà bầu không được tự ý dùng những loại thuốc này trừ khi được sự cho phép của bác sĩ. Bởi vì tất cả những loại thuốc khi bạn uống vào đều đi qua nhau thai, ảnh hưởng tới trực tiếp đến thai nhi.


Bà bầu nên có một cuộc sống lành mạnh. (Ảnh minh họa)

4. Tránh giường ngủ của mèo

Mèo rất dễ mắc bệnh Toxoplasma – một căn bệnh khá nguy hiểm đặc biệt với bà bầu. Vì vậy, khi mang thai, bạn nên nhờ ông xã chuyển ngay giường của mèo ra một phòng khác. Toxoplasma là một bệnh có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn không thể chơi với mèo trong suốt thời gian mang thai.

5. Tránh cà phê

Trong thời gian mang thai, bạn nên tránh cà phê, chè và nước ngọt có chứa caffeine. Nguyên nhân là những loại đồ uống này có chất kích thích gây nghiện rất nguy hiểm với thai nhi.

6. Tránh bổ sung quá nhiều Vitamin A

Vitamin A có nhiều trong hầu hết các loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày, chính vì vậy rất hiếm có người thiếu vitamin A. Việc bổ sung quá nhiều vitamin A gây thừa trong thời kì mang thai có thể gây độc hại cho em bé và nguy hiểm hơn có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai. Trong thời gian mang thai, bạn cần 770 microgram vitamin A là đủ. Phụ nữ cho con bú là 1.300 microgram.

7. Tránh các loại thuốc trừ sâu

Trong suốt thời kì mang thai, đặc biệt là tam cá nguyệt thứ nhất, bạn không nên tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu và các chất tẩy rửa mạnh trong nhà vì lúc này, hệ thần kinh của thai nhi đang phát triển mạnh mẽ. Khi tiếp xúc quá nhiều với những loại hóa chất sẽ ảnh hưởng đến thần kinh và sự phát triển trí não của trẻ.


Khi mang thai, phụ nữ không nên tắm xông hơi. (Ảnh minh họa)

8. Tránh tắm hơi, tắm nước nóng

Phụ nữ mang thai khi nhận nhiệt độ quá nóng vào cơ thể như tắm hơi, tắm nóng dễ làm thay đổi nội tiết và nhiệt độ cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai tắm xông hơi hoặc nước nóng có thế làm thai nhi bị dị tật thần kinh.

9. Tránh các loại cá chứa thủy ngân

Các loại cá có chứa nhiều thủy ngân bao gồm: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cà ngừ đóng hộp. Phụ nữ mang thai ăn cá có nhiễm thủy ngân cao có nguy cơ gây tổn thương não trẻ. Chú ý khi ăn loại đồ biển, bạn nên chế biến kỹ trước khi sử dụng.

10. Tránh rượu

Tất cả những đồ uống có chứa cồn như rượu, bia, nước ngọt đều không được khuyến khích sử dụng khi mang thai. Khi sử dụng những loại đồ uống này, thai nhi rất dễ nhiễm hội chứng nhiễm rượu ở bào thai (fetal alcohol syndrome (FAS)) và có các khuyết tật về tinh thần hoặc thể chất.

Ăn canh rau ngót có làm sảy thai không?

(Ba bau) - Canh rau ngót là một món canh nhiều chất dinh dưỡng rất bổ ích cho mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên món ăn từ rau ngót lại là một món ăn được cảnh báo với phụ nữ mang thai. Vậy sự thật vấn đề này như thế nào?
Hãy truy cập chuyên mục bà bầu trên Eva.vn mỗi ngày - để tìm hiểu những vấn đề dành cho phụ nữ mang thai.

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng từ rau ngót cho thấy trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4 tro, trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), Vitamin C (185mg%).

Rau ngót có nhiều axit min cần thiết. Ví dụ như trong 100g rau ngót có 0,16g lysin; 0,13g metionin; 0,05g tryp-tophan; 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin, 0,17g valin, 0,24g leuxin và 0,17g izoleucin ....

Ảnh hưởng của rau ngót với thai kỳ


Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. (Ảnh minh họa)

Cho đến nay những nghiên cứu khoa học chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau đẻ, sau sảy, sau nạo chữa sót rau nhau bằng cách: Hái độ 40g lá rau ngót. Rửa sạch dã nát. Thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.

Thực tế có nhiều bài thuốc để chữa chậm kinh và phá thai từ món rau ngót, nên món ăn từ rau ngót được cảnh báo là có hại cho thai kỳ mà thai phụ nên hạn chế ăn, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao. Tốt nhất chờ đến khi sinh nở song bạn có thể thoải mái chế biến và thưởng thức món canh rau ngót, khi đó món canh rau ngót lại rất tốt cho bạn.

Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. Tuy nhiên phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc.

(Theo Mangthai.vn)

Ăn nhiều rau quả đắng có thể sảy thai

(Eva.vn) - Ăn nhiều khổ qua, rau đắng, tiêu, ớt… có thể gây sẩy thai, tiêu chảy, xuất huyết, hại hệ thần kinh thai nhi.

Vào những ngày thời tiết oi bức, nếu dùng nước đắng, nước mát chế biến từ một số rau quả có tác dụng giải nhiệt như khổ qua, rau má, rau đắng… hoặc ăn một ít thực phẩm có vị cay như ớt, tiêu… để ra mồ hôi, điều hoà thân nhiệt, thì rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng và y học cổ truyền, khi sử dụng các thực phẩm có vị đắng, cay phải rất chú ý xem có phù hợp thể trạng của mình không.

Lương y Đinh Công Bảy, tổng thư ký hội Dược liệu TP.HCM cho biết, một số rau quả có vị đắng, tính mát, lạnh như khổ qua, rau má, atisô, rau đắng... thường có tác dụng thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc nên rất có ích cho cơ thể trong trường hợp cần giải nhiệt, giải độc. Mỗi loại rau quả trên cũng có những tác dụng riêng đối với một loại bệnh nào đó.
Ví như trong khổ qua có chất charatin, có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết, rất có ích trong chữa trị bệnh tiểu đường. Còn các loại rau đắng, rau má, atisô… lại rất tốt cho người có tình trạng gan bị suy giảm chức năng giải độc.

“Mặc dù những rau quả có vị đắng vừa kể rất tốt cho một số bệnh nhưng vì chúng có tính lạnh nên những người có thể trạng hàn, da thịt mát, hay bị lạnh bụng, thường đi tiêu lỏng nên hạn chế dùng khổ qua, rau má, rau đắng… trong khẩu phần ăn hàng ngày”, lương y Công Bảy nói. Cũng theo lương y Công Bảy, ngoài nấu canh, xào rau… nhiều phụ nữ còn dùng khổ qua sắc nước uống mỗi ngày, như một phương pháp ăn kiêng để giảm béo. Việc giảm béo này sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu không có chế độ ăn uống điều độ, tập luyện thể thao thường xuyên.


Những phụ nữ mang thai nên cẩn trọng với việc bổ sung các rau quả
có chất đắng như khổ qua.

ThS.BS Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM chia sẻ thêm: “Những phụ nữ mang thai nên cẩn trọng với việc bổ sung các rau quả có chất đắng như khổ qua. Vì chất charatin trong loại thực phẩm này tuy có tác dụng hạ đường huyết, tốt cho người bị tiểu đường nhưng lại có nguy cơ làm thai phụ dễ bị sẩy thai, xuất huyết và co thắt tử cung”. Cũng theo BS Yến Phi, trong quá trình nấu nướng, người nấu rất dễ sơ suất để sót lại hạt khổ qua trong món ăn. Nếu ăn phải hạt, có thể bị đau thắt bụng, nhức đầu, tiêu chảy, thậm chí hôn mê… do trong hạt khổ qua chứa chất vicine gây ngộ độc.

Với nhiều người, bữa ăn sẽ quá nhạt nhẽo nếu trong bát canh chua, chén nước mắm thiếu màu đỏ của ớt; cá kho tiêu thiếu vị đen của tiêu sọ... Không ít người phải cho thật nhiều ớt, tiêu vào món ăn, ăn đến khi nước mắt chảy ràn rụa thì mới thấy ngon, thấy đã, “Thói quen quá liều này rất không tốt cho sức khoẻ”, lương y Công Bảy khuyến cáo. Ông cho biết thêm, ớt chứa nhiều vitamin C, có thể giúp khống chế phần nào các bệnh tim mạch, kích thích tiêu hoá, khí huyết lưu thông, tinh thần hưng phấn hơn. Tuy nhiên, chỉ nên ăn ớt với liều lượng vừa phải. Nếu sử dụng quá nhiều, ăn mỗi lần cả vốc ớt, chất chát trong ớt sẽ kích thích mạnh đến niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài, thậm chí làm chảy máu ở những trường hợp có bệnh trĩ. “Ngoài ra, những trường hợp bị cao huyết áp, viêm họng, viêm thực quản, viêm loét dạ dày... nên hạn chế thói quen ăn ớt. Thậm chí không ăn ớt lại càng tốt cho sức khoẻ hơn”, lương y Công Bảy lưu ý.

Theo BS Yến Phi, phụ nữ mang thai thường thích ăn ớt, bởi ớt giúp họ cảm thấy ngon miệng, loại trừ được những cơn nôn oẹ khó chịu do chứng nghén. Tuy nhiên, các sản phụ chỉ nên cho vài lát ớt vào món ăn để góp thêm hương vị. Vì nếu ăn quá nhiều, các chất trong ớt có thể làm tăng sự chuyển hoá trong cơ thể, “Ớt có chứa nhiều chất gây tê, sẽ làm hại đến hệ thần kinh thai nhi, có thể gây liệt, thậm chí làm dị tật khiến cho thần kinh của bé không phát triển được”, BS Yến Phi khuyến cáo.

Hướng dẫn cách mát-xa cho trẻ nhỏ


em-be.jpgCũng giống như người lớn, mát-xa đem lại cho bé cảm giác thư thái, thoải mái và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Ngoài ra khi mát- xa cho bé càng làm cho mối quan hệ của bạn và bé trở nên "gắn kết" hơn.
Chú ý trước khi mát xa
Trước khi bắt đầu phải chắc chắn rằng phòng đặt bé để mát xa cũng như đôi tay của bạn phải ở nhiệt độ thường. Nếu nhiệt độ quá thấp sẽ rất dễ gây cảm lạnh cho trẻ.  Đặt bé nằm trên một chiếc chăn hay đệm mềm.
Trong khi mát xa bạn hãy thực hiện các động tác vuốt ve một cách nhẹ nhàng và từ từ.
Khi mát xa cho bé, bạn nên chú tâm vào bé, không để bị chi phối bởi việc nghe nhạc hay xem ti vi cũng một lúc.
Bạn nên cảm thấy thoải mái khi mát xa cho trẻ. Nếu đang bị stress hay căng thẳng thì không nên mát xa cho bé.
mat-xa-em-be1.jpg
Bé sẽ rất thoải mái khi được mát xa phần chân.
Trong khi mát -xa bạn có thể sử dụng tinh dầu để thoa lên da trẻ, giúp thao tác các động tác được dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nên chú ý hãy kiểm tra độ kích ứng của loại tinh dầu bạn định dùng với da của trẻ.
Nếu khi thực hiện mát xa bé không cảm thấy dễ chịu mà thay vào đó là những biểu hiện như quấy khóc, thì bạn nên dừng ngay việc mát xa lại, và để lần khác.
Không nên mát xa đến phần bụng của trẻ trước khi trẻ chưa được bốn tuần tuổi và tránh không mát xa đến vùng xương sống.
Khi bé bị ốm hay không được khỏe không nên mát xa cho bé.
Thời gian cho mỗi lần mát xa không nên quá lâu.
Khi mát xa hãy cởi bỏ hết các loại trang sức đeo trên tay để tránh làm tổn thương đến da của trẻ.
Cách làm
Mát xa phần trước cho bé, bạn làm theo các bước sau:
1. Vuốt ve nhẹ nhàng khuôn mặt, bắt đầu từ giữa trán sang hai bên.
2. Dùng tay vuốt và xoa nhẹ hai má, rồi lại xoa từ má xuống cằm. Tiếp tục vuốt nhẹ tay qua lông mày và đi xuống phía dưới mắt.
3. Mát-xa phần trước cơ thể và xuôi hai bên cánh tay.
4. Dùng hai tay tạo thành những đường tròn theo chiều kim đồng hồ quanh rốn. Nhẹ nhàng xoa xung quanh bụng và ngược lên phần trên cơ thể.
5. Nhấc một cánh tay bé lên và mát-xa theo chiều dài tay từ vai xuống bàn tay. Sau đó, dùng một bàn tay để bóp nhẹ cánh tay bé.
6. Mát-xa bàn tay và nắn nhẹ, xoay lần lượt tới từng ngón tay.
7. Lặp lại các động tác như trên với cánh tay bên kia. Tiếp đó chuyển sang chân, nắn bóp chân nhẹ nhàng để giúp lưu thông máu dễ dàng hơn.
Phần sau cơ thể của bé bạn làm theo các bước sau:
1. Để trẻ nằm sấp rồi nhẹ nhàng vuốt ve phần lưng. Xoa khắp lưng bé rồi xoa dọc sang hai cánh tay.
2. Đấm nhẹ nhàng lên trên vai bé.
3. Mát xa từ từ khắp cơ thể.
4. Dùng hai tay thay nhau để vuốt dọc sống lưng bé, bắt đầu từ đốt sống cổ đến đốt xương cùng. Sau đó, lướt nhẹ xuống hai chân. Gập đầu gối bé rồi tiếp tục lại mát-xa bàn chân.
mat-xa-em-be-2.jpg
Bạn hãy để trẻ nằm sấp và bắt đầu bằng việc vuốt ve phần lưng.
5. Dùng các ngón tay xoa bóp quanh xương mắt cá chân bé.
6. Xoa gót chân bằng một tay và dùng ngón cái của bàn tay kia để mát-xa ngược lên lòng bàn chân bé.
7. Việc mát xa đối với các ngón chân cũng tương tự như với ngón tay, nắn bóp, kéo và xoay lần lượt từng ngón. Kẹp bàn chân bé giữa hai tay bạn và giữ nhẹ trong vài giây. Sau đó, lật người bé lại.
8.  Mát-xa từ bàn chân ngược lên đùi, vòng qua xương cùng rồi xuống chân bên kia.
Theo VTC

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Cho bú vô kinh

    Việc cho con bú có thể giúp bạn tránh thai là quan niệm đúng nhưng phải có phương pháp phù hợp. Đây thực sự là một biện pháp tiện lợi, dễ thực hiện, có hiệu quả tránh thai cao và có lợi cho cả bạn và bé.
Phương pháp này có thể thực hiện được khi bạn đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc gần hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 – 6 tháng đầu.
Yêu cầu của phương pháp này là, bạn phải hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn nuôi con bằng sữa mẹ (85% dinh dưỡng của bé là sữa mẹ). Bạn cũng nên cho bé bú theo nhu cầu và ở cả hai bên ngực. Thời gian bú không nên cách quá 4 tiếng vào ban ngày và 6 tiếng vào ban đêm. Đồng thời, kinh nguyệt của bạn phải chưa trở lại.
Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả tránh thai cao trong 6 tháng đầu cho con bú, tăng sức đề kháng cho bé; giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung ở mẹ; đồng thời giúp mẹ giảm cân hiệu quả, lấy lại vóc dáng.
Tuy nhiên việc duy trì chế độ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn hay gần hoàn toàn là rất khó, đặc biệt khi bạn còn phải đi làm. Phương pháp này cũng chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn và có thể xảy ra thụ thai trước khi có kinh trở lại.

Tránh thai không dùng tới hormon

Tránh thai không dùng tới hormon

Vòng tránh thai

Mặc dù không triệt tiêu được mọi rắc rối cũng nguy cơ nhưng vòng tránh thai luôn được xem là một trong những biện pháp tránh thai hiện đại. Cũng giống như biện pháp tránh thai bằng hormon, vòng tránh thai Paragard có thể cho hiệu quảlên tới 99%.

Bác sĩ sẽ đưa vòng tránh thai vào tử cung và sẽ thường xuyên kiểm tra đều đặn, định kỳ để xem nó có "đi lạc" không. Do được đặt ở cổ tử cung nên nó sẽ không gây ra bất kỳ trở ngại nào cho đời sống phòng the.

ParaGard sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn không cho tinh trùng tới gặp trứng cũng như làm biến đổi lớp niêm mạc ở tử cung. Ngoài ra, chất liệu làm loại vòng tránh thai này (thường bằng đồng) cũng sẽ là một "kẻ thù" đối với tinh trùng.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là không ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục.

Tính ngày

Đây là phương pháp dựa trên vòng kinh để tính ngày trứng rụng. Ngoài ra, nếu chu kỳ kinh không đều, có thể căn cứ vào độ đặc của chất dịch từ cổ tử cung, thân nhiệt, cảm xúc.

Để lập biểu đồ thân nhiệt, bạn cần đo thân nhiệt với độ chính xác cao nhất (dùng nhiệt kế điện tử đo tai) vào thời điểm vừa ngủ dậy vào buổi sáng, chưa hề ngồi dậy. Công việc này đòi hỏi phải thực hiện ít nhất là 1 tháng hoặc nửa cuối của chu kỳ này cộng với nửa đầu của chu kỳ sau. Bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy thân nhiệt tăng cao trong 1 - 2 ngày nhất định, đó chính là thời điểm rụng trứng. Khi đó, sẽ phải kiêng "sinh hoạt" trước và sau thời điểm đó 5 ngày (tức là khoảng 10 - 12 ngày). Nếu không thể "kiềm chế" thì buộc phải dùng bao cao su.

Nếu dựa trên độ đặc của chất dịch cổ tử cung thì khi chất nhầy này trở nên đặc dính như lòng trắng trứng thì cũng cần kiêng sinh hoạt vì đó là thời điểm dễ thụ thai.

Hiệu quả của cách tính này sẽ lên đến 98 - 99% nếu tuân thủ nghiêm túc.

Lập "rào chắn"

Đây là một trong những cách đơn giản nhất. Đó là dùng bao cao su hoặc màng chắn âm đạo hay mũ chụp cổ tử cung.

Tuy nhiên, biện pháp này lại "phát sinh" một số tác dụng phụ như khiến người dùng trực tiếp không thoải mái và dễ thất bại (BCS tuột, rách; màng chắn đi lệch vị trí, tuột...).

Tất nhiên, nếu dùng đúng thì tỉ lệ thất bại sẽ rất thấp và trong trường hợp nghi ngờ, hãy kết hợp thêm 1 biện pháp tránh thai khác.

Kích thích núi đôi

Đây là một trong những cách mà phụ nữ Trung Quốc xưa kia thường dùng để làm "tắt kinh" và vì thế nó cũng được dùng như một trong những cách tránh thai tự nhiên.

Hãy để 2 tay ở chính giữa 2 núi đôi và bắt đầu xoa nhanh mỗi bên ngực. Tay trái xoa theo chiều kim đồng hồ trong khi tay phải thì xoa theo chiều ngược lại, mỗi bên xoa 200 lần.

Thực hiện động tác này 2 lần mỗi ngày sẽ gây "vô kinh" tạm thời. Đây là cách dùng chính sự hoạt động của các hormone trong cơ thể để điều chỉnh chu kỳ kinh.

Lưu ý, sau khi đến ngày mà không thấy "đỏ đèn", bạn chỉ cần xoa mỗi bên ngực 100 lần, ngày thực hiện 2 lần, để duy trì hiệu quả.

Nhân Hà
Theo EH

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Mẹo giảm chứng phù chân khi mang thai

Pha một thìa nước chanh (hoặc nước cam) vào cốc nước ấm và uống hàng ngày. Cách này rất hữu hiệu để giảm chứng phù nề ở chân trong suốt thời kỳ mang thai
- Uống 2-3 cốc sữa mỗi ngày cũng có tác dụng giảm thiểu đôi chân sưng phù. Sữa còn có tác dụng bài tiết độc tố trong dạ dày, giúp hệ tiêu hóa mạnh khỏe.

- Uống đủ nước trong suốt thai kỳ. Nước là phương pháp tự nhiên giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, tránh phù nề.

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như bắp cải, táo, đu đủ, ổi…

- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều muối.

- Hạn chế trà, cafe và tránh những hoạt động thể chất nặng, gây sức ép lên bàn chân hoặc mắt cá chân.

- Hạt vừng cũng có tác dụng giảm sưng phù đôi chân khi mang thai. Thả 15-20 hạt vừng chín vào một cốc nước ấm và dùng vào buổi sáng (lúc chưa ăn gì). Ngoài ra, bạn có thể pha đường chiết xuất từ dầu cọ với nước ấm và uống hàng ngày.

- Đi bộ nửa giờ đồng hồ mỗi ngày. Giữ cho bản thân luôn năng động là cách chống sự tích tụ chất lỏng ở chân.

- Tập Yoga thường xuyên sẽ khiến hệ thống tuần hoàn lưu thông tốt, giảm sưng phù ở chân. Yoga cũng có tác dụng giảm thiểu stress, cân bằng tinh thần.

- Bạn không nên đứng lâu trong thời gian dài. Tư thế này sẽ trực tiếp đẩy chất lỏng ứ đọng ở nửa dưới cơ thể và khiến đôi chân “sưng mọng”.

- Đặt vài chiếc gối kê chân khi nằm hoặc khi ngồi. Nó sẽ giúp máu lưu thông tốt xuống khu vực bàn chân.

- Tuyệt đối không hút thuốc hoặc uống rượu khi mang bầu.

- Mặc quần áo, đi tất chân thoải mái, rộng rãi để không làm nghẽn sự lưu thông máu xuống bàn chân. Nên chọn những loại tất chân nhẹ và mỏng.

- Mang giày dép quá chật là yếu tố tăng phù nề ở chân. Nguy hiểm hơn hành vi này còn làm tăng nguy cơ viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Vì vậy, bạn nên chọn những loại giày dép thoải mái, đế thấp. Nếu có điều kiện, bạn nên tranh thủ tháo giày để máu ở chân có cơ hội lưu thông tốt.

- Ngâm chân trong nước ấm 15-20 phút mỗi ngày. Cách này giúp đôi chân thư giãn, giảm phù nề.

- Tăng cường thực phẩm giàu protein như đậu Hà Lan, sữa và các sản phẩm từ sữa, cá. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thức ăn giàu vitamin, canxi, kẽm và sắt. Thực phẩm giàu vitamin E và vitamin C như hạt hướng dương, khoai lang, mầm lúa mạch, rau chân vịt cũng cho tác dụng tương tự.
Theo Mẹ & Bé

Khắc phục chứng phù chân khi mang bầu

Chứng phù nề đôi bàn chân rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Theo thống kê thì có đến 90% phụ nữ mang thai gặp phải rắc rối này.
Nguyên nhân gây phù chân:
- Do lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường
- Do việc tăng hàm lượng muối và caffein
- Do đứng lâu
- Nguyên nhân cũng có thể là do sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống
- Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao
- "Thủ phạm" gây nên chứng phù chân cũng có thể là do sự thay đổi hormon trong cơ thể người phụ nữ mang thai
Mẹo nhỏ mách bạn:
- Uống nhiều nước nói chung và nhất là nước lúa mạch nói riêng, bởi đây là loại nước có tác dụng lợi tiểu, vì thế có thể giảm phù nề ở đôi bàn chân.
- Đun sôi 1 thìa hạt rau mùi với 2 cốc nước. Bắc ra khỏi bếp khi lượng nước cạn đi chỉ còn 1 cốc. Dùng nước này để uống.
- Không nên đứng quá lâu, mà thay vào đó hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.
- Dùng nước lạnh để ngâm chân khoảng 10 - 15 phút, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.
- Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.
- Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối.
- Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Đó là hãy ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, rau bina. Ngoài ra cần bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ và ổi. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin E như rau bina, dầu quả hạnh, khoai lang, hạt hướng dương.
- Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những phương thức hữu hiệu giúp các bà bầu nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng, hay Pranayama cũng rất tốt cho cơ thể và trí não.
Ngoài ra các bài tập thở cũng có tác dụng trong trường hợp này. Thêm vào đó, các hình thức luyện tập như đi bộ hay bơi lội cũng rất hữu ích, nó không chỉ giúp thai phụ khắc phục tình trạng đôi bàn chân bị phù nề mà còn giúp các bà bầu dễ dàng vượt cạn về sau.
- Biện pháp thực hiện các động tác mátxa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu dụng. Cách thực hiện rất dễ dàng, bạn có thể làm ở nhiều nơi như trên ghế, trên sàn nhà hay trên giường. Bằng cách  xoay tròn  cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần trong 10 phút, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thoải mái dễ chịu. Hoặc chỉ cần bạn nằm dài ra trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi chân.
- Việc uống nước chanh mỗi ngày cũng là một cách đơn giản để ứng phó trong trường hợp này.
- Tránh tiếp xúc với không khí nóng.
- Ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng phù nề. Nhưng lưu ý phòng ngủ nên thoáng mát và ở nhiệt độ thường.
- Các bà mẹ trẻ mang thai lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm rất dễ mắc sai lầm khi không quan tâm đến cỡ giày dép sao cho phù hợp với trọng lượng của từng thời kỳ. Mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguy hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Chính vì thế, thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp khoảng 1 - 3 cm, và lưu ý không nên đi giày dép trong thời gian dài. Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.
- Nên ngâm chân mỗi ngày bằng nước ấm thêm chút nước chanh cũng là một cách tốt giúp giảm sưng phù.
- Buổi sáng dậy đừng quên uống một cốc nước mướp đắng khi bụng còn trống. Nên duy trì thói quen này từ 5 - 6 tháng khi mang thai.
Hoặc có thể ngâm từ 15 - 20 hạt vừng trong một cốc nước, ngâm qua đêm và uống khi còn đói lúc buổi sáng thức giấc.
- Đun sôi râu ngô với một vài cốc nước, dùng để uống hàng ngày.
      KHỔNG THU HÀ (Theo GC)

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Mẹ lắc mạnh tay, con bị tổn thương não


Trẻ có thể bị tổn thương não nghiêm trọng khi bị lắc mạnh. (Ảnh minh họa).
Trẻ có thể bị tổn thương não nghiêm trọng khi bị lắc mạnh. (Ảnh minh họa).

Hành động bế, ru, lắc nhẹ của mẹ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển não bộ của trẻ.

Cơ vùng cổ của bé còn yếu nên không đủ sức giữ cho đầu ở vị trí ổn định. Do đó, khi bị lắc mạnh, não của trẻ bị dịch chuyển qua lại với cường độ cao trong hộp sọ, dẫn đến hậu quả tổn thương não và các cấu trúc thần kinh khác.
Lứa tuổi thường bị tổn thương não theo cơ chế này là những trẻ sơ sinh hay nhũ nhi, trung bình từ 3 - 8 tháng; đôi khi xảy ra ở trẻ lớn hơn đến 4 tuổi.
Các thương tổn xảy ra tùy theo mức độ nặng của hành động như: đứt mạch máu não và các sợi thần kinh, xé rách mô não, dập não và xuất huyết não. Trẻ có thể tử vong do tổn thương não nặng hay tiến triển lan tỏa. Nếu trẻ sống được thì di chứng thần kinh rất nặng nề: có thể bị mù; bị điếc; co giật, động kinh; chậm phát triển tâm thần vận động; yếu liệt; kém thông minh; khó khăn trong việc học tập và sử dụng ngôn ngữ; mất khả năng tập trung và ghi nhớ.
Mẹ lắc mạnh tay, con bị tổn thương não, Làm mẹ, ton thuong nao o tre, tre bi ton thuong nao, ton thuong nao, con ton thuong nao, be con dung cach, be con, lam cha me, lam me, nuoi con khoe
Cha mẹ tuyệt đối không được rung lắc trẻ dù với bất kỳ tư thế nào. Ảnh minh họa
Biểu hiện của trẻ khi mới tổn thương?
- Ngủ gà.
- Tăng kích thích.
- Nôn ói.
- Bú và nuốt kém.
- Biếng ăn.
- Mất khả năng cười và phát âm.
- Cứng đờ.
- Co giật.
- Khó thở.
- Rối loạn ý thức.
- Đồng tử không đều.
- Mất khả năng nâng đầu.
- Mất khả năng nhìn tập trung hay vận động mắt.
Những trường hợp nhẹ, ban đầu có thể không có biểu hiện nhưng thương tổn vẫn tiếp tục phát triển, đôi khi biểu hiện di chứng khi trẻ ở tuổi đến trường. Khi đó, khó có thể nhận biết những biểu hiện bất thường đó của trẻ là do não trẻ đã tổn thương trước đó vì bị lắc mạnh.
Điều trị và phòng ngừa
Những tổn thương này thường để lại di chứng nặng nề nên việc điều trị vô cùng khó khăn và hiệu quả thấp, chủ yếu là phục hồi chức năng vận động và một chế độ giáo dục đặc biệt cho trẻ.
Những hậu quả nặng nề này hoàn toàn có thể phòng ngừa được, chủ yếu là do sự nhận thức của cha mẹ và người chăm sóc trẻ về nguy cơ thương tổn não khi trẻ bị lắc quá mạnh.
Chúng ta thường cảm thấy căng thẳng và bực bội khi trẻ khóc, dễ dẫn đến hành động bạo lực như dằn mạnh trẻ hay cầm vai trẻ lắc mạnh. Những cách sau đây có thể làm bé nín khóc nhanh và giúp các bậc phụ huynh giảm bớt sự khó chịu:
- Đong đưa nhẹ nhàng bé trên tay hoặc trong nôi.
- Quấn khăn hoặc mền cho bé có cảm giác an toàn và ấm áp.
- Tạo ra những tiếng động lạ để gây cho bé sự chú ý.
- Cho bé những đồ chơi có âm thanh.
- Hát ru hay nói chuyện với bé.
- Cho bé bú mẹ hoặc sữa bình.
- Đặt bé nằm áp sát vào người mẹ và thở chậm rãi, nhẹ nhàng.
Nếu bé vẫn còn khóc nhiều, chúng ta nên xem xét: bé có đói, tã có ẩm ướt không, có dấu hiệu bệnh như: sốt, khó nuốt, ăn không tiêu, đau bụng không…
Nếu có biểu hiện bất thường, nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám.
Cha mẹ nên biết cách điều khiển cảm xúc, tránh những căng thẳng khi chăm sóc trẻ và cảnh báo với những người tham gia chăm sóc trẻ sự nguy hiểm cho trẻ khi bị lắc mạnh.
Theo BS. VÕ NGỌC THỦY TIÊN
(Theo Sức khỏe và Đời sống)

Bé có thể đột tử khi dùng cũi thiếu an toàn


Bạn cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn khi cho con dùng cũi. (Ảnh minh họa).
Bạn cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn khi cho con dùng cũi. (Ảnh minh họa).
Không phải cứ cho con vào cũi là an toàn, bé vẫn có thể tử vong do bị nghẹt thở.

Khi sử dụng cũi, chúng ta ít khi quan tâm tới các vấn đề an toàn bởi chúng ta thường cho rằng đưa bé vào cũi đã là an toàn rồi. Nhưng trên thực tế, khi đưa bé vào cũi, bé vẫn có thể gặp rủi ro bị ghẹt thở. Dưới đây là một số lời khuyên giữ cho bé an toàn khi sử dụng cũi:

1. Để giảm rủi ro mắc chứng đột tử đột ngột ở trẻ sơ sinh và ngăn chặn nghẹt thở, bạn nên đặt bé nằm ngửa trên đệm phẳng và chắc chắn. Không nên sử dụng đệm mềm.
2. Các nơi đặt bé tạm thời: Không bao giờ đặt bé ngủ trên giường người lớn, đệm nước.
Em bé dưới 18 tháng tuổi có thể bị nghẹt thở trong khi ngủ bởi vì cơ thể hoặc mặt của bé có thể bị mắc kẹt giữa các khe của đệm nước hoặc giữa khe giường và tường.
Bé có thể đột tử khi dùng cũi thiếu an toàn, Làm mẹ, cui cho be, cui em be, cho con dung cui, dam bao an toan cho con, cui tre em, de con dung cui an toan, lam cha me, lam me, con an toan, cui, nuoi con, day con
Bạn cần thường xuyên kiểm tra đồ dùng và chốt khóa an toàn của cũi của bé. (Ảnh minh họa).
3. Không bao giờ đặt cũi, giường trẻ em hoặc đồ đạc gần cửa sổ. Trẻ có thể sẽ trèo lên cửa sổ thông qua các đồ đạc này. Bạn nên đảm bảo tất cả các rèm cửa sổ hoặc các dây kéo cạnh cửa sổ đặt ngoài tầm với của trẻ.
4. Không bao giờ sử dụng các loại dây để treo đồ vật trên hoặc gần cũi nơi mà trẻ có thể với được đoạn dây đó. Nếu các món đồ chơi được treo lên bằng dây thừng hoặc dây chun, bạn hãy cắt bỏ các đoạn dây đó.
5. Để tránh bé bị nghẹt thở, không bao giờ được buộc núm giả/ đồ gặm nướu quanh cổ của em bé. Nên tháo bỏ yếm và vòng cổ của em bé bất cứ khi nào bạn đặt em bé ngồi chơi trong cũi hoặc khi bé chơi không mặt bạn.
6. Luôn luôn khoá cũi bất cứ khi nào bạn đặt bé ngồi chơi trong cũi. Ngay khi bé biết đứng, bạn nên điều chỉnh độ dày của đệm và loại bỏ các miếng đệm lót. Hơn nữa, bạn nên loại bỏ luôn những món đồ chơi lớn, các em bé tuổi chập chững năng động sẽ trèo lên những món đồ chơi lớn đó để ra ngoài.
7. Khi em bé cao khoảng 89cm, bạn có thể để bé ngủ trên giường của bé.
8. Không bao giờ dùng các tấm nhựa phủ mặt đệm. Các tấm nhựa đó có thể khiến bé ngạt thở khi úp mặt xuống đệm.
9. Kiểm tra đồ dùng trong cũi, kiểm tra chốt khoá thường xuyên.
(Theo SC)

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Thực phẩm giúp sản phụ tăng tiết sữa

Ngoài những món ăn có tác dụng tăng tiết sữa quen thuộc như móng giò, cháo đu đủ, chân chó… còn có một số loại thực phẩm giúp tăng tiết sữa mẹ rất hiệu quả.
Nhóm chất béo bao gồm dầu, vừng, lạc, bơ, …
Ảnh minh họa
Nhóm chất béo giúp mẹ tăng tiết sữa rất hiệu quả. Ăn bánh mỳ với bơ là món ăn phụ nữ phương Tây thường sử dụng để giúp tăng lượng sữa cho con bú. Tuy nhiên, sản phụ nên ăn dầu mỡ thực vật, hạn chế tối đa dầu mỡ động vật.
Uống sữa nóng
Ảnh minh họa
Một cốc sữa nóng giúp mẹ về sữa rất nhanh mà sữa lại đặc. Trong thời kỳ cho con bú, sản phụ nên uống sữa đều đặn không những để tăng tiết sữa mà còn giúp cơ thể mau hồi phục sau sinh.
Rau mùng tơi
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên rất tốt cho sản phụ…
Cà chua
Ảnh minh họa
Trong cà chua có rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và rất nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe.
Vì vậy phụ nữ đang trong thời gian cho con bú được khuyên nên ăn càng nhiều cà chua càng tốt để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng các sản phẩm làm từ cà chua như nước sốt cà chua sẽ tăng lượng lycopene trong sữa mẹ nhiều hơn ăn cà chua tươi.
Ngó sen
Ảnh minh họa
Ngó sen là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, thanh huyết, nhuận tràng. Ăn nhiều ngó sen có thể giúp sản phụ tiêu ứ máu, chống suy nhược cơ thể, tăng sự thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa , tăng tiết sữa.
Quả mướp
Quả mướpcó tác dụng lợi sữa cho sản phụ mới sinh, giúp huyết lưu thông tốt, làm dịu các cơn đau do co thắt tử cung.
Rong biển
Ảnh minh họa
Rong biển rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài thành phần đạm rất cao rong biển còn chứa rất nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là iốt ( yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp), canxi với hàm lượng cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.
Sản phụ ăn nhiều rong biển có thể chống mệt mỏi, làm tăng tiết sữa, có lợi cho sự phát triển cơ thể trẻ sơ sinh.
Quả sung
Ảnh minh họa
Trong 100g quả sung có chứa protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g. Quả và lá non rất tốt cho sản phụ, có thể ăn sung muối, luộc hoặc nấu canh, nấu cháo…
Ngược lại, một số thực phẩm dưới đây có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ đó là: dầu mỡ động vật, gia vị, đồ chua cay, đồ lạnh khiến trẻ bú sữa mẹ dễ bị đi ngoài, và người mẹ sau này dễ bị hậu sản.
Sản phụ cũng không nên uống bia. Vì bia được tạo ra chủ yếu từ đại mạch. Mạch nha của đại mạch lại có tác dụng ức chế việc tiết sữa và tái tạo sữa. Người muốn tắt sữa sau khi cai sữa thì mới nên uống nhiều bia.
Ngoài việc quan tâm đến dinh dưỡng bữa ăn, người mẹ cần chú ý uống nhiều nước trong ngày, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng lo âu để duy trì nguồn sữa quí giá cho trẻ.

Theo Afamily

Chảy máu mũi khi mang thai


Thông thường theo phản xạ tự nhiên, khi bị chảy máu mũi, bạn ngả đầu ra sau để máu chảy ngược lại. Điều này hoàn toàn sai lầm!
Chảy máu mũi có phải là hiện tượng chung của thai phụ?
Đúng như vậy. Chảy máu cam là triệu chứng chung ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, mạch máu trong mũi được mở rộng và sự luân chuyển máu trong cơ thể bạn được tăng lên đặt áp lực lên các thành vạch máu. Mặc dù có hơi bất tiện và cảm thấy không thoải mái cho lắm khi bị triệu chứng này, nhưng chảy máu cam nhìn chung không có hại cho bạn.
Đặc biệt, bạn có thể bị chảy máu cam khi bạn bị lạnh, viêm xoang, dị ứng hoặc màng mũi quá khô trong thời tiết hanh thông của mùa đông, hoặc bạn ở trong phòng điều hòa, trong cabin máy bay, nơi môi trường độ ẩm kém. Chấn thương, các điều kiện sức khỏe khác như huyết áp cao cũng có thể gây ra chảy máu cam.
Làm thế nào để dừng chảy máu cam lại?
Khi mũi của bạn bắt đầu chảy máu, bạn ngồi xuống, giữ đầu cao hơn tim, bóp chặt mũi khoảng 5 đến 10 phút.
Dùng ngón cái và mặt gấp của ngón tay trỏ cố định giữ hai cánh mũi và vuốt nhẹ về phía mặt bạn.
Chảy máu mũi khi mang thai, Bà bầu,
Nên ở nơi có độ ẩm cao tránh mũi bị khô
Bạn có thể dùng đá để hạn chế việc chảy máu mũi vì đá có thể làm có khít lại các mạch máu. Giữ một túi đá lạnh đặt lên mũi và má. Điều quan trọng là bạn không nên nằm, cũng không nên ngửa cổ ra sau như một số người vẫn làm. Bởi vì bạn có thể đóng đường đi của máu, nó khiến bạn bị nôn mửa.
Nếu chảy máu không dừng lại sau 10 phút bạn đã bóp chặt cánh mũi và chườm đá, bạn cứ tiếp tục giữ như vậy khoảng 10 phút nữa cho tới khi máu không chảy ra nữa.
Nếu chảy máu cam cùng với bị thương ở đầu thì bạn nên được chăm sóc bởi đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn.
Chảy máu mũi khi mang thai, Bà bầu,
Nên uống nhiều nước để cơ thể không bị khô
Bạn có thể làm gì để chống lại việc chảy máu cam?
- Uống nhiều chất lỏng đặc biệt là nước để giúp cho tất cả các màng mũi không khô.
- Thở bằng mũi thật nhẹ nhàng. Việc thở mạnh cũng có thể dẫn tới việc chảy máu cam.
- Nên mở miệng khi bạn hắt hơi.
- Không nên ở nơi không khí khô đặc biệt là vào thời tiết mùa đông, chạy ở ngoài trời khô hanh và ở trong phòng ngủ quá nóng. Bạn cũng không nên ở trong phòng có người hút thuốc.
- Dùng dầu bôi trơn mũi nếu cảm thấy khô.
- Không nên dùng thuốc dạng xịt vì nó có thể làm mũi bạn khô nhanh hơn hoặc bị tổn thương cánh mũi.
Nana Nguyễn (Eva.vn)