Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Trẻ được tiêm thêm một mũi văcxin bạch hầu, ho gà, uốn ván

Trước đây, trẻ chỉ được tiêm 3 liều văcxin phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Tuy nhiên, trong năm nay trẻ sẽ được tiêm thêm mũi 4 khi được 18 tháng tuổi.

Trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, hiện trẻ được tiêm vắcxin phối hợp để phòng 5 bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib. Trong đó, tiêm mũi 1 khi 2 tháng, mũi 2 khi 3 tháng và mũi 3 khi 4 tháng.
Tuy nhiên năm nay, trẻ sẽ được tiêm thêm miễn phí vắcxin DPT mũi 4 (phòng bạch hầu, ho gà và uốn ván) vào 18 tháng tuổi.
Đồng thời, trẻ đủ 18 tháng tuổi cũng sẽ được tiêm ngay vắcxin sởi liều 2, thay vì chờ đến 6 tuổi như trước đây.
Đối với vắcxin phối hợp 5 trong 1 sau khi được triển khai tiêm trên toàn quốc, nhiều người lo ngại con mình bi tiêm thừa vắcxin viêm gan B (trước đó tiêm 3 liều). Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ, việc tiêm 4 liều viêm gan B ở trẻ nhỏ (bao gồm cả liều sơ sinh) không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà vẫn giữ nguyên tính an toàn và đáp ứng miễn dịch.
Dưới đây là lịch tiêm chủng các vắcxin phòng lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, Hib trong chương trình tiêm chủng miễn phí cho trẻ;
Tuổi của trẻVắcxin sử dụng
Sơ sinh-Mũi phòng lao
- Viêm gan B mũi đầu trong vòng 24 giờ
2 tháng- Văc xin 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib
- Mũi phòng bại liệt
3 tháng- Văc xin 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib
- Mũi phòng bại liệt
4 tháng- Văc xin 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib
- Mũi phòng bại liệt
9 thángSởi mũi 1
18 tháng- Mũi phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván
- Sởi mũi 2

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Giúp thai nhi “luyện tập thể thao”

Giáo sư Frederic, chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ người Mỹ đã đề xuất ra một biện pháp nuôi dưỡng thai nhi bằng “thể thao và trò chơi đá bụng” thông qua trò chơi giữa mẹ và con để đạt mục đích nuôi dưỡng thai. 

Khi nào thì bắt đầu?
Khi người mẹ mang thai ở tháng thứ 5, thứ 6 và đã cảm nhận được hình thể của thai nhi thì có thể tiến hành giúp thai nhi luyện tập nhẹ nhàng bằng liệu pháp kích thích để thai nhi “đi bộ”, “đánh đu”, “đá chân” trong bụng. Mỗi lần thai nhi đá vào bụng mẹ, người mẹ có thể vỗ nhẹ vào chỗ bị đá, sau đó đợi tới lần đá thứ hai (thông thường sau khoảng 1 – 2 phút) lại vỗ nhẹ vài cái rồi thôi. Nếu bạn thay đổi vị trí vỗ thì thai nhi sẽ đạp vào chỗ bạn vừa thay đổi, nhớ rằng vị trí vỗ thay đổi gần với vị trí thai nhi vừa đạp.
Thời gian giúp thai nhi “luyện thể thao”
Bạn nên giúp thai nhi “luyện tập thể thao” đúng giờ. Thời gian tương đối lý tưởng là lúc chập tối, cũng có thể vào khoảng 10 giờ tối, song không nên quá muộn, khiến thai nhi hưng phấn, “khuya chân múa tay” sẽ khiến người mẹ mất ngủ, điều na không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Mỗi ngày có thể cho thai nhi luyện tập 1 – 2 lần, mỗi lần 5 – 10 phút là thích hợp.
Biện pháp cụ thể để giúp thai nhi luyện tập thể thao
Người mẹ nằm trên giường, toàn thân thả lỏng. Khi vùng bụng tương đối ổn định, dùng hai tay đỡ lấy thai nhi, từ từ vuốt ve, sau đó lấy một ngón tay ấn nhè nhẹ khắp mình thai nhi, rồi thả ra. Lúc này thai nhi có một số phản ứng. Tùy từng lúc thai nhi sẽ có sự phản ứng nhanh, chậm khác nhau. Nếu lúc này thai nhi không vui, thai nhi sẽ có phản ứng giãy đạp, người mẹ nên ngừng ngay bài tập. Mới đầu thai nhi chỉ hưởng ứng, sau vài tuần thai nhi đã quen với động tác của mẹ, khi tay người mẹ vừa tiếp xúc vào phần bụng, thai nhi đã chủ động chơi đùa.
Lưu ý: Những người co tử cung vào thời kỳ đầu không nên áp dụng biện pháp này.
Khi giúp thai nhi luyện tập các động tác, bạn phải nhẹ nhàng, uyển chuyển. Nếu thấy thai nhi phản ứng quá mạnh, bạn nên dừng lại không nên làm thai nhi quá kích động.

Mat xa cho thai nhi

Thai nhi có cảm giác, có trí nhớ, hơn nữa khi ở tuần thứ 8, thai nhi còn bắt đầu hoạt động. Cùng với tuần tuổi ngày một tăng, “kĩ năng” hoạt động của thai nhi cũng tăng theo. Kiểu matxa bằng hình thức vuốt ve thích hợp với thai nhi là kiểu kích thích tích cực, nó có thể truyền tới đại não thông qua cảm ứng của da, thúc đẩy đại não thai nhi phát triển, khiến trẻ thông minh hơn, đồng thời nó cũng khiến thai nhi sớm cảm nhận được tình yêu thương từ bố mẹ. 

1. Cách thức tiến hành matxa cho thai nhi
Về thời gian: Bạn nên tiến hành từ tuần thai thứ 25, mỗi ngày bạn có thể làm khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút, sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ là thời điểm thích hợp để bạn matxa cho "bé" của bạn, bạn không nên matxa cho bé sau khi mẹ ăn no.
- Người thực hiện: Tiến hành vuốt ve có thể do người mẹ, có thể do người bố, có thể do cả hai thay phiên nhau.
- Cách tiến hành:
Trước khi tiến hành matxa, người mẹ tương lai cần đi tiểu, sau đó nằm ngửa lên giường, co đầu gối, toàn thân thả lỏng, lúc này bụng của người mẹ sẽ mềm, dễ vuốt ve.
Đầu tiên, dùng tay vuốt nhẹ nhàng vùng bụng, sau đó dùng ngón tay ấn nhẹ bụng. Khi bắt đầu tiến hành thai nhi có thể phản ứng lại. Khi số tuần thai tăng thì phản ứng của thai nhi ngày càng rõ rệt. Khi thai nhi cảm thấy không thoải mái sẽ thể hiện bằng hình thức đạp chân, sau khi đã quen với kích thích sẽ chủ động đón nhận.
Từ tuần thai thứ 29, sự vuốt nhẹ nhàng kết hợp với ấn bụng nhẹ có thể phân biệt rõ vùng đầu tròn mà cứng, vùng lưng bằng phẳng, vùng mông tròn mềm và tứ chi di chuyển liên tục.
Khi vỗ nhẹ vào lưng, có khi thai nhi còn lật mình, tay, chân hoạt động, lúc này có thể nhẹ nhàng vuốt ve. Khi nhẹ nhàng vuốt ve thai nhi bằng tay, bạn đừng quên kèm theo những lời nói thì thầm, đầy ắp tình yêu thương đối với thai nhi. Qua đó, thai nhi sẽ cảm nhận được không khí gia đình hạnh phúc và những tình cảm yêu thương mà cha mẹ dành cho mình.
2. Những điều cần lưu ý
Nuôi dưỡng thai nhi bằng hình thức matxa vuốt ve là một biện pháp hiệu quả, nhằm thúc đẩy sự phát triển trí lực thai nhi, cũng như tăng cường mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trong khi nuôi dưỡng thai nhi bằng biện pháp này bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Thứ nhất: Vì đây là biện pháp matxa bằng hình thức vuốt ve nên bạn cần lưu ý rằng, cách thức bạn vuốt ve phải nhẹ nhàng và từ từ, không được ấn mạnh.
- Thứ ha: Đối với những người mẹ thường xuyên xuất hiện những cơn co cứng thành bụng ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, có thể không phải là cơn co thắt tử cung bình thường, lúc này bạn không nên tiến hành nuôi dưỡng thai bằng hình thức này để tránh dẫn tới đẻ non, bạn có thể thay đó bằng cách dưỡng thai bằng âm nhạc hoặc lời nói.
- Thứ ba: Nếu bạn có tiền sử đẻ non, xuất huyết trước khi sinh, sảy thai hay động thai… thì bạn không nên sử dụng biện pháp dưỡng thai này.
- Thứ tư: Bạn cần lưu ý về thời gian và cách thức tiến hành, tuyệt đối không matxa cho bé khi bạn vừa ăn no.

Dạy tiếng Anh cho bé yêu ở tuổi mẫu giáo

Hiện nay, tiếng Anh đã và đang trở thành thứ ngôn ngữ của toàn cầu. Nhiều bậc phụ huynh đã tính đến việc cho con mình học tiếng Anh ngay từ mẫu giáo. Tuy nhiên, họ cũng lo lắng liệu việc này có ảnh hưởng gì đến tiếng mẹ đẻ của bé không? Trái với suy nghĩ này của nhiều người, việc cho bé yêu học tiếng Anh ngay từ khi còn rất nhỏ lại mang đến những hiệu quả bất ngờ. 

Vì sao nên cho con học tiếng Anh từ sớm?
Trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ một cách rất tự nhiên. Khác với những người lớn, các em tiếp nhận ngôn ngữ mà không nhận thức được rằng mình đang học ngôn ngữ đó. Các em có khả năng bắt chước cách phát âm và tự mình tìm ra các quy tắc. Chỉ có những người học tiếng Anh một cách bài bản thông qua những quyển sách ngữ pháp khi đã nhiều tuổi mới cảm thấy việc học nói tiếng Anh thật là khó, chứ với trẻ thì không như vậy. 
- Trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng những chiến lược học ngôn ngữ có tính bẩm sinh của riêng các em vào việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và sẽ sớm nhận thấy rằng, các em cũng có thể áp dụng những chiến lược này vào việc học tiếng Anh.
- Trẻ nhỏ có thời gian học ngôn ngữ thông qua những hoạt động giống như trò chơi. Các em học ngôn ngữ thông qua việc tham gia vào hoạt động có sự tham gia của người lớn. Trước tiên, các em sẽ tìm thấy ý nghĩa của hoạt động đó, rồi tìm ra ý nghĩa của ngôn ngữ mà người lớn sử dụng.
 - Những bé có cơ hội học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ khi các em còn nhỏ thì sẽ sử dụng những chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh tương tự trong suốt cuộc của mình khi học thêm những ngôn ngữ khác. Học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư hay nhiều hơn thế sẽ dễ dàng hơn là học ngôn ngữ thứ hai.
- Dường như những trẻ học tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức như cách mà những đứa trẻ lớn hơn và người lớn vẫn làm sẽ có khả năng phát âm và cảm thụ ngôn ngữ văn hoá tốt hơn. Khi những đứa trẻ đến tuổi dậy mới chỉ biết nói một thứ tiếng thì có khả năng tự ý thức hơn về bản thân, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên của các em biến mất và các em cảm thấy không có cách nào khác là phải học tiếng Anh một cách có ý thức thông qua những chương trình học ngữ pháp. Độ tuổi diễn ra sự thay đổi này tuỳ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của từng trẻ cũng như kỳ vọng của xã hội nơi các em sống.

Vậy, bố mẹ có thể giúp gì cho con yêu?

Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ có thể tạo cho con một môi trường ngoại ngữ phong phú. Bạn hãy thử tham khảo một số cách dưới đây để giúp bé làm quen và phản xạ tốt với tiếng Anh nhé!
1. Đặt tên nước ngoài theo cách gọi thân thiết ở nhà cho mỗi bé. Ví dụ như Tom, Bill,… để bé làm quen với tiếng Anh. Có thể dạy bé xưng hô với bố mẹ, người lớn trong gia đình theo cách xưng hô nước ngoài. Ví dụ: Daddy, mummy, …
2. Tập cho bé thói quen và vận dụng thành thạo các từ ngữ chào hỏi một cách nhẹ nhàng. Ví dụ: chúc ngủ ngon: good night, chào tạm biệt: good bye…
3. Dạy bé các bộ phận trên cơ thể con người như: đầu, tóc, mắt, mũi, tay, chân… và kèm theo việc dạy bé bằng tiếng Anh. Thỉnh thoảng, hai mẹ con lại chơi trò đố xem ai nhớ từ nhanh hơn. Ví dụ: mẹ nói là mắt, bé sẽ nói là eyes và ngược lại.
4. Với những từ ngữ mẹ dạy bé bằng tiếng Việt, nên kèm thêm dạy bé từ này trong tiếng nước ngoài đọc như thế nào. Vốn từ ngữ đó đặc biệt phải gắn với sinh hoạt hàng ngày của bé ở trường mẫu giáo, trường học và ở nhà. Cách này sẽ giúp bé ghi nhớ rất nhanh và làm giàu vốn từ tiếng Anh của bé.
Ví dụ: quả táo - an apple, con mèo - a cat, đi chơi: to go, vườn bách thú: a zoo.
Khi mẹ dạy bé, có thể kèm theo các tranh ảnh minh họa và chỉ cho bé xem chữ cái bằng tiếng Anh để bé nhận mặt chữ và ghi nhớ dần dần.
5. Khuyến khích bé đặt câu hỏi để tìm từ trong tiếng Anh. Ví dụ: trời mưa, mẹ có thể hỏi: “Bill ơi, đố con biết mưa trong tiếng Anh nói thế nào?” và mẹ giải thích cho bé hiểu. Mẹ cứ đặt thật nhiều câu hỏi và đố bé hoặc động viên để bé đặt câu hỏi ngược lại với mẹ.
Khi bé đặt câu hỏi, nếu như chưa nhớ ra từ tiếng Anh, mẹ có thể tra từ điển và giải thích cho bé hiểu ngay trước mặt bé. Điều này làm tăng độ tin cậy của bé với mẹ trong việc học ngoại ngữ.
6. Luyện cho bé làm quen và học tiếng Anh qua các bài hát ngắn, đơn giản, dễ nhớ, giai điệu vui. Thường xuyên cho bé xem những băng đĩa, tranh ảnh dạy tiếng nước ngoài dành cho trẻ em. Bố mẹ cũng nên chọn tìm đọc những giáo trình dạy tiếng nước ngoài phù hợp với độ tuổi của bé để tham khảo thêm.
7. Rèn cho bé học ngoại ngữ thông qua những mẫu câu ngắn, dễ nhớ.Ví dụ: Con tên là gì? Con bao nhiêu tuổi? Bố con tên là gì? Con học ở trường nào? Trong nhà con có những ai?
8. Gắn liền những kiến thức bé học được với thực tế: Tạo cơ hội cho bé giao tiếp bằng vốn từ mà bé học được, thông qua đó vừa rèn luyện, nâng cao được khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của bé, vừa cho bé thấy được ý nghĩa của việc học tiếng Anh và thêm hứng thú với việc học. Ví dụ, gặp một người nước ngoài cha mẹ có thể chào hỏi và hướng dẫn trẻ chào bằng tiếng Anh: Good morning…
Để đạt được hiệu quả tốt, bố mẹ cố gắng tạo ra các hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn bé và duy trì chúng thường xuyên.