Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Mùa nắng nóng và bệnh đường tiêu hóa ở trẻ


Thời tiết nắng nóng là điều kiện tốt cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút sinh sôi nảy nở và “mặc sức hoành hành”. Ở trẻ em, những căn bệnh về da, hô hấp và nhất là bệnh đường tiêu hóa tăng nhanh khi thời tiết bước vào giai đoạn nắng nóng.

Theo thông tin và số liệu từ các bệnh viện Nhiệt Đới, bệnh viên Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 thì trong những ngày nắng nóng vừa qua, số lượng bệnh nhân nhi nhập viện do thời tiết đã tăng cao đáng kể. Những bệnh về đường tiêu hóa mà trẻ mắc phải do thời tiết nắng nóng đáng chú ý cần kể đến đó là tiêu chảy, kiết lỵ và các bệnh đường ruột khác. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, nhiều loại vi trùng sinh sôi rất nhanh trong thời gian này và được đưa vào cơ thể trẻ thông qua việc ăn uống. Đôi khi thức ăn không hợp vệ sinh, đồ ăn chế biến rất nhanh bị hỏng, các loại nước ngọt được trẻ thích hơn và nạp vào cơ thể nhiều cũng dễ khiến trẻ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy làm trẻ mất nước và nhanh kiệt sức. Ảnh: Getty images.
Số bệnh nhi nhập viện vì tiêu chảy có độ tuổi từ 1 – 3 tuổi. Ở độ tuổi này sức đề kháng lẫn đường ruột vẫn còn yếu, chưa thể được như người lớn, vì thế khi thức ăn không vệ sinh hoặc những vật dụng đựng thức ăn, bình sữa hoặc núm vú cao su cho bé bú bình cũng là nguồn dễ nhiễm vi khuẩn làm bé nhiễm bệnh. Bệnh tiêu chảy ở trẻ cũng là một trong những bệnh có nguy cơ gây tử vong cao, nguy hiểm.
Một số nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy.
-    Tình trạng dinh dưỡng kém khiến bệnh tiêu chảy dễ “tìm đến” với bé hơn. Những nguyên nhân liên quan đến tình trạng vệ sinh trong vấn đề ăn uống của trẻ vừa kể trên khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ gây bệnh. Khi trẻ bệnh, một vòng tròn luẩn quẩn xuất hiện vì khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ biếng ăn lại càng dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.
-    Vi khuẩn, siêu vi khuẩn hoặc giun sán là những kẻ gây nhiễm khuẩn đường ruột khiến trẻ bị tiêu chảy.
-    Cha mẹ cho trẻ ăn loại thực phẩm hoặc món ăn mới khiến trẻ không tiêu hóa được cũng dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Điểm mặt những “thủ phạm” gây bệnh tiêu chảy gồm có siêu vi rota và phổ biến hơn cả là vi khuẩn ecoli, hầu hết hai “thủ phạm” này có mặt trong thức ăn, đồ uống không hợp vệ sinh hoặc những nơi dơ bẩn. Biểu hiện của trẻ khi bị tiêu chảy là trẻ đi tiêu lỏng 3 lần trong vòng 24 giờ. Nguy cơ lớn nhất của tiêu chảy chính là gây nên tình trạng mất nước, chất điện giải khiến cơ thể bị suy kiệt và khả năng dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời là rất cao.
Cách chữa trị bệnh tiêu chảy
Bù nước cho trẻ: Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ có những dấu hiệu như sút cân, tiểu ít, miệng khô, mắt lõm, da không còn căng và kém đàn hồi, ngủ không yên, cáu gắt. Có thể bù nước cho bé bằng gói Oresol. Đây là loại thuốc chứa muối natri, muối kali và đường glucoz. Có thể hòa tan 1 gói Oresol trong một lít nước đun sôi để nguội và cho trẻ uống liên tục trong ngày.
Tùy theo tình trạng mất nước nhiều hay ít mà lượng nước uống vào trung bình theo tỷ lệ như sau:
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 250-500ml.
Từ 6 đến 24 tháng: 500-1.000ml
Từ 2-5 tuổi: 750-1.500ml
Trên 5 tuổi: từ 1.000-2.000ml.
Người lớn cũng có thể tự pha dung dịch bù nước cho trẻ với công thức: pha một lít nước đun sôi, để nguội với một muỗng cà phê muối ăn và 8 muỗng cà phê đường cát (muối và đường khi múc bằng muỗng cần lấy đũa gạt bằng miệng muỗng, không múc một muỗng đầy). Nếu có sẵn mật ong, có thể thay đường cát bằng 8 muỗng cà phê mật ong, ngoài ra  có thể thêm nước cam hay nước chanh vào dung dịch này. Mật ong chứa lượng đường glucoz nên cơ thể dễ hấp thu hơn đường cát (saccharoz). Sau mỗi lần bé đi tiêu chảy thì cho bé uống một tách dung dịch đã pha.

Khi bị những bệnh này trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn nên phụ huynh cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: Getty images.
Bổ sung chất dinh dưỡng cho bé

Với những trẻ còn bú mẹ, cần duy trì việc cho bú và cố gắng cho trẻ bú thêm nhiều lần để bù vào lượng nước trẻ mất khi đi tiêu. Tuy nhiên, trong chế độ ăn uống của người mẹ nên cẩn thận với những thực phẩm có tính nhuận tràng khiến bé khó dứt tiêu chảy.
Cho bé ăn những thức ăn giàu đạm, nấu chín và nghiền nhuyễn như thịt, cá, đậu, lòng đỏ trứng, không nên ăn thức ăn có mỡ hay xào nấu với mỡ.
Nên cho bé ăn súp cà rốt hoặc nước cháo cho đến khi bé bình phục.
Bệnh kiết lỵ
Trẻ rất dễ bị mắc bệnh tiêu chảy cấp khi vào mùa nóng, bệnh này chia làm hai loại. Một loại là trẻ nôn ói, tiêu chảy kéo dài, còn loại thứ hai thì bệnh nhi đi tiêu phân có đàm và máu, theo tên gọi dân gian thì đây là chứng kiết lỵ. Bệnh này do vi khuẩn Shigella và ký sinh trùng Entamoeba hystolitica gây ra, vì thế có thể chia bệnh kiết lỵ ra làm hai loại là lỵ trực trùng (do vi khuẩn Shigella) và lỵ amine (do ký sinh trùng Entamoeba hystolitica).
Lỵ trực trùng: thường có triệu chứng ồ ạt. Biểu hiện của lỵ trực trùng là hai dấu hiệu: nhiễm trùng và đi tiêu nhiều. Trẻ em chán ăn, sốt cao, có thể co giật, tiếp đến là đau bụng quanh rốn rồi đau quặn ruột. Ban đầu trẻ đi tiêu phân lỏng, sau đi ra toàn chất nhầy lẫn máu. Bé đi cầu một ngày 10-12 lần, cô thể mất nước, mệt mỏi nên thường xuyên quấy khóc.
Trẻ có những triệu chứng trên là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Khả năng trẻ bị lây vì người thân trong gia đình bị bệnh, đi tiêu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm vi khuẩn shigella. Nếu trong nhà có nuôi chó, mèo thì phân của vật nuôi cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Lông súc vật cũng là một đường lây bệnh khi trẻ thích ôm ấp, vuốt lông thú nuôi. Thêm một khả năng nữa đó là vật nuôi được vào nhà, để lại vi khuẩn trên nền nhà mà trẻ bò hoặc để tay chạm phải rồi đưa lên miệng cũng khiến trẻ bị lây bệnh. Tất nhiên không thể quên một “thủ phạm” rất nguy hiểm chính là ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn thì rất dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé.
Lỵ amibe: Loại bệnh lỵ amibe lại có biểu hiện là chỉ âm ỷ. Người bệnh có thể sốt nhẹ, hoặc không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Ban đầu người bệnh cũng đi tiêu phân lỏng, sau nhiều nhầy và máu, một ngày đi tiêu 5 – 10 lần.
Tác hại của bệnh lỵ: Những tác hại của bệnh lỵ  trẻ nhỏ rặn nhiều sẽ bị sa hậu môn. Vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên trẻ dễ bị viêm đa dây thần kinh. Hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ. Trẻ có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ.
Lỵ amibe: có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn. Nặng nhất là ký sinh trùng amibe lên gan gây ápxe gan.

Vật nuôi cũng là một nguồn lây bệnh kiết lỵ. Ảnh: Getty images.
Điều trị bệnh
Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh kiết lỵ, bệnh nhân phải vào bệnh viện ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh không được tự ý chữa trị hoặc chữa mẹo, bệnh không được để lâu trở nặng gây nhiều biến chứng và cp1 nguy cơ cao lây lan trong cộng đồng. Điều trị bệnh cần có sự gima sát chặt chẽ của bác sĩ.
Bệnh tả
Bệnh tả cũng có nguy cơ xuất hiện trong mùa nóng. Cần phải có ý thức cảnh giác bệnh tả, vì đây vừa là một bệnh nguy hiểm, có thể làm tử vong nhanh chóng vừa dễ lây lan thành dịch.
Ba triệu chứng chủ yếu khi mắc bệnh tả: tiêu chảy ra nước ồ ạt, nôn ói liên tục, đau bụng. Nguy hiểm nhất là triệu chứng tiêu chảy, bệnh nhân đi ngoài liên tục, không cầm được, phân toàn nước màu trắng đục. Khi đó, bệnh nhân bị mất nước nhiều, kiệt sức và tử vong rất nhanh. Gây ra bệnh này là vi khuẩn hình phẩy Vibrio cholerea (phẩy khuẩn tả).
Các loại vi khuẩn nói trên luôn có ở những nơi dơ bẩn, nguồn nước kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, chưa nấu chín hay để ruồi đậu vào. Khi trẻ ăn uống trong môi trường kém vệ sinh đó, các loại vi trùng nói trên sẽ theo thức ăn vào bộ máy tiêu hóa, chúng phát triển và bài tiết ra nhiều chất độc gây bệnh làm tử vong, gây thành dịch.
Để phòng ngừa, cần phải giữ vệ sinh ăn uống, chúng ta cần phải: uống sạch, nên dùng nước đun sôi để nguội, khi uống nước giải khát nên dùng các loại đã qua xử lý tiệt trùng đóng kín trong lon hoặc chai, không nên cho các em uống các loại nước vỉa hè bụi bặm. Ăn các loại thức ăn đã nấu chín không để quá 2 giờ, khi ăn rau sống phải rửa thật kỹ bằng nước muối. Tất cả thức ăn khi chưa dùng đều phải để nơi sạch sẽ, bao hoặc đậy kín, tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi tiêu.
Bù nước và điện giải cho trẻ
Cho trẻ uống: Oresol pha với một lít nước sôi để nguội. Có thể pha dịch thay thế: 8 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối pha trong 1 lít nước uống; cũng có thể dùng nước cháo 50g và 3,5g muối hoặc nước dừa non có pha một nhúm muối.
Liều lượng thuốc Oresol cho trẻ uống theo độ tuổi như sau:
0 – 2 tuổi: 50 – 100ml Oresol mỗi ngày (tương đương ½ gói)
2 – 9 tuổi: 100 – 200ml presol mỗi ngày (tương đương 1 gói)
Từ 10 tuổi trở lên có thể cho uống tùy vào số lần đi tiêu, tình trạng mất nước của người bệnh, khoảng 2 gói Oresol một ngày.
Khi phát hiện trẻ bị bệnh cần phải đưa trẻ đi khám để có sự điều trị kịp thời của bác sĩ hoặc nhân viên trạm y tế.
Môi trường thiếu vệ sinh, khí hậu nóng bức khiến rất nhiều vi khuẩn, vi trùng và mầm bệnh sinh sôi, các bậc phụ huynh cần lưu ý giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt và quan trọng nhất là trong việc ăn uống để trẻ có được sức khỏe tốt, tránh bị nhiễm những căn bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa. Ngoài những bệnh nguy hiểm nói trên, trẻ còn nguy cơ mắc các bệnh cũng thuộc đường tiêu hóa như tắc ruột, sa trực tràng, thương hàn… Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bị bệnh, cần đưa trẻ đi khám ngay để có thể chữa trị kịp thời, tuyệt đối không nên chủ quan để trẻ ở nhà tự điều trị.

Nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em


Cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ như thế nào? Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ ở trẻ từ đâu?

Cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ

Bệnh kiết lỵ là nhiễm trùng đường ruột, thông thường kiết lỵ là bệnh được gọi bằng một tên chung nhưng thật ra kiết lỵ có hai loại bệnh riêng khác nhau. Bệnh lỵ trực khuẩn (bacillary dysentery) do trực khuẩn Shigella thuộc vi khuẩn gram (-) gây ra. Còn bệnh lỵ amíp (amoebic dysentery) do ký sinh trùng loại đơn bào entamoeba histolytica gây ra. Hai bệnh này có tên chung thường gọi là kiết lỵ nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì vậy cần phân biệt để gọi tên cho chính xác: bệnh lỵ trực khuẩn hoặc bệnh lỵ amíp.
Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim. Những biến chứng ở bệnh kiết lỵ là Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip…
- Các triệu chứng thường gặp

+ Tiêu chảy có nhiều nước lúc đầu, sau đó phân có thể có đàm, máu lượng ít và nhiều lần.

+ Đau bụng nhiều, nhất là khi đi tiêu.

+ Sốt cao.

+ Ói, biếng ăn.

Các trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng huyết.

- Việc điều trị kiết lỵ cần đáp ứng các yêu cầu sau

+ Hạ sốt để tránh sốt cao có thể gây co giật nhất là ở các cháu nhỏ.

+ Bù nước và điều chỉnh rối loạn điện giải như: hạ na tri máu, hạ can xi máu, hạ kali mu, hạ đường huyết.

+ Dinh dưỡng đủ theo tuổi. Cần bổ sung thực phẩm nhiều chất đạm.

+ Về kháng sinh: sử dụng kháng sinh uống hay chích tùy mức độ nặng của bệnh (việc dùng thuốc cần theo chỉ định bác sĩ)

+ Không nên sử dụng các chất làm chậm nhu động ruột vì có nguy cơ làm bệnh kéo dài thêm.

Điều trị kiết lỵ nên tích cực ngay từ đầu để tránh biến chứng nặng (nhiễm trùng huyết, co giật do rối loạn điện giải hoặc do sốt cao); ngoài ra trẻ có thể bị suy dinh dưỡng hoặc chậm lên cân, suy nhược cơ thể…

Cách phòng ngừa

+ Nếu có điều kiện nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 18 tháng hoặc 24 tháng tuổi.

+ Nếu trẻ bú sữa bình phải rửa sạch bình. Người pha sữa nên rửa tay trước khi pha sữa cho bé.

+ Khi chuẩn bị bữa ăn cho bé nên làm đúng cách và hợp vệ sinh.

+ Nên rửa tay sau khi làm vệ sinh cho bé.


Bệnh kiết lỵ và bài thuốc chữa trị
Kiết lỵ là gì?

Là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.

Bệnh kiết lỵ lây truyền bằng cách nào?

Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả.

Thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo).

Ruồi là trung gian tuyền bệnh nguy hiểm.

Do tay bẩn.

Bào nang dính dưới móng tay.

Ngoài ra bệnh kiết lỵ có thể lây qua hoạt động sinh dục, và đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở những quần thể đồng tính luyến ái.

Triệu chứng của bệnh kiết lỵ?

Ðau bụng, mót rặn, tiêu phân đàm máu.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).
Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Sốt cao nếu là do shigella.

Những biến chứng ở bệnh kiết lỵ?

Thủng ruột.

Xuất huyết tiêu hóa.

Lồng ruột.

Viêm loét đại tràng sau lỵ.

Viêm ruột thừa do amip.

Các biến chứng hiếm.

Chẩn đoán của bệnh kiết lỵ?

Tiền căn đau bụng, tiêu đàm máu.

Di chuyển đến vùng có bệnh kiết lỵ.

Có tiếp xúc với người tiêu đàm máu, đau bụng hoặc có nhiều người cùng mắc bệnh tương tự ở chung một tập thể hoặc quanh vùng cư ngụ.

Xét nghiệm qua phân.

Qua nội soi.

X quang ruột già.

Huyết thanh.

Ðiều trị bệnh kiết lỵ như thế nào?

Các loại thuốc diệt ly amibe:

Émétine: do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày.

Metronnidazole: thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.

Dehydro-émétine: ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày.

Các lọai thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella

- Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine.

- Bactrim.

Bệnh kiết lỵ được phòng ngừa như thế nào?

Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Ðiều trị người lành mang bào nang.

Chữa kiết lỵ, đi ngoài ra máu ở trẻ em bằng thuốc nam
Lấy hạt sen (bỏ ruột), vừng đen và củ mài, mỗi thứ 8 g. Tất cả đem sao vàng rồi tán thành bột mịn. Sau đó trộn đều thuốc với mật và cho trẻ uống trong ngày với nước ấm.
Đó là một trong những bài thuốc chữa kiết lỵ, đi ngoài ra máu cho trẻ rất hiệu quả. Sau đây là 5 bài thuốc khác:
- Hạt hướng dương bóc vỏ 20-30 g, rửa sạch, sắc với 750 ml nước, đến khi còn 200 ml thì thêm ít đường phèn. Chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
- Hoa hồng phơi khô 10-15 g, sắc với 500 ml nước cho đến khi còn 200 ml. Chia làm 2 lần uống trước bữa ăn và uống hết trong ngày. Nếu không có hoa hồng thì dùng hoa cúc bách nhật (hoa tử vi) cũng hiệu quả.
- Hoa hồng đỏ, hoa tường vi, mỗi thứ 10-15 g, rửa sạch, giã nát, hòa với nước cháo uống ngày 2-3 lần.
- Lá ích mẫu non 12-20 g, nấu cháo với gạo tẻ để ăn và nấu nước uống thay trà.
- Rau sam rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, đun sôi, chế với chút mật để uống lúc đói. Cũng có thể hòa với nước cơm, uống khi đói.

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh kiết lỵ

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH KIẾT LỴ:
Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…
Theo Y Học Hiện Đại:
a/ Do Amip (Dysenteric Amibienne), một loại trùng do bác sĩ Loesh và Kartulis tìm ra năm 1875.
b/ Do trực khuẩn ngắn không di động, gam âm, gây ra. Có thể do:
+ Shigella Amigua hoặc trực khuẩn Schmitz.
+ Shigella Dysenteriae hoặc trực khuẩn Shiga.
+ Shigella Paradysenteriae hoặc trực khuẩn Flexner.
+ Shigella Sonnei hoặc trực khuẩn Sonne.
Theo Y Học Cổ Truyền:
Sách “Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô” ghi: Nguyên nhân gây ra Bệnh lỵ:
a/ Thấp Nhiệt:
Lúc giao tiếp giữa mùa hè và thu, nhiệt tà bị uất, thấp khí bị ứ trệ cùng với nhiệt độc kết hợp với nhau hóa thành máu và mũi, gây ra Lỵ.
+ Thấp Nhiệt gọi là Bạch Lỵ.
+ Nhiệt nhiều gọi là Xích Lỵ.
b/ Ăn uống không điều độ hoặc thức ăn không sạch, ăn nhiều thức ăn béo (cao lương mỹ vị) làm hại Tỳ Vị, Tỳ Vị hư không thắng nổi Thấp làm cho Thấp ủng trệ bên trong nung đốt tạng phủ, khí huyết ngưng trệ sinh ra máu và mũi.
Người hay ăn các thức ăn sống, lạnh, hàn thấp tích trệ ở trong kèm theo ăn uống không cẩn thận, hàn thấp làm tổn thương (hại) Tỳ Vị, khí của Đại Trường bị trở ngại làm tổn hại đến doanh (dinh) huyết sinh ra chứng Hàn Thấp Lỵ.
c/ Cảm thụ phải thời hành dịch khí, ủng trệ ở trường vị, hợp với khí huyết hóa ra mũi, máu, thành Bệnh Dịch Độc Lỵ.
d/ Trình Chung Linh trong sách “Y Học Tâm Ngộ “ đời nhà Thanh (1644) nêu ra 3 nguyên nhân:
-Tích nhiệt
-Cảm phong hàn bế tắc
-Do ăn uống thức ăn sống, lạnh.
Như vậy, nguyên nhân gây ra Bệnh Lỵ có thể gom thành 2 loại:
+ Ngoại nhân: Do ngoại tà Hàn, Thấp,Nhiệt, vá Dịch độc.
+ Nội nhân:Do ăn uống làm tổn thương Tỳ Vị.
Tuy chia nguyên nhân gây Bệnh ra làm 2 loại như trên nhưng 2 yếu tố này luôn ảnh hưởng đến nhau:
+ Có khi Bệnh ở trong nhân Bệnh ở ngoài mà dễ phát sinh (chính khí suy-tà khí thịnh).
+ Có khi Bệnh bên ngoài nhân có Bệnh ở trong mà phát sinh (tà khí thịnh-chính khí suy).

II. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH KIẾT LỴ:
Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả.

Thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo).

Ruồi là trung gian tuyền bệnh nguy hiểm.

Do tay bẩn.

Bào nang dính dưới móng tay.

Ngoài ra bệnh kiết lỵ có thể lây qua hoạt động sinh dục, và đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở những quần thể đồng tính luyến ái.

III. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH KIẾT LỴ:

Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.
 Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).
Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.
Sốt cao nếu là do shigella.

IV. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH KIẾT LỴ:

Thủng ruột.

Xuất huyết tiêu hóa.

Lồng ruột.

Viêm loét đại tràng sau lỵ.

Viêm ruột thừa do amip.

Các biến chứng hiếm.
Trẻ  nhỏ rặn nhiều sẽ bị sa hậu môn. Vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên trẻ dễ bị viêm đa dây thần kinh. Hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ. Trẻ có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ.
Có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn. Nặng nhất là ký sinh trùng amibe lên gan gây ápxe gan do amibe.

CHUẨN ĐOÁN BỆNH KIẾT LỴ:

Tiền căn đau bụng, tiêu đàm máu.

Di chuyển đến vùng có bệnh kiết lỵ.

Có tiếp xúc với người tiêu đàm máu, đau bụng hoặc có nhiều người cùng mắc bệnh tương tự ở chung một tập thể hoặc quanh vùng cư ngụ.

Xét nghiệm qua phân.

Qua nội soi.

X quang ruột già.

Huyết thanh.

V. ĐIỀU TRỊ BỆNH KIẾT LỴ:
Các loại thuốc diệt ly amibe:

Émétine: do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày.

Metronnidazole: thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.

Dehydro-émétine: ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày.

Các lọai thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella

- Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine.

- Bactrim.

PHÒNG NGỪA BỆNH KIẾT LỴ:

Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Ðiều trị người lành mang bào nang.
(ST)