Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Kinh nghiệm cho mẹ để bé không bị bẹt đầu

Bẹt (méo) đầu là hiện tượng rất dễ gặp ở bé. Vài mẹo đơn giản dưới đây giúp bạn khắc phục được chuyện này.
Kinh nghiệm cho mẹ để bé không bị bẹt đầu
Cho bé nằm sấp khi thức giấc: Gợi ý đầu tiên của các chuyên gia là nên cho bé có cơ hội nằm sấp khi thức. Bởi vì nằm sấp lúc thức không chỉ giúp bé phát triển các cơ đầu, cơ cổ mà còn tránh hình thành điểm lõm trên đầu. Tuy nhiên, bạn không được đặt bé nằm sấp trong cũi và rời khỏi phòng.
Nằm sấp vui chơi: Có rất nhiều loại đồ chơi khuyến khích hoạt động nằm sấp ở bé, chẳng hạn thảm đồ chơi, lều đồ chơi, gương đồ chơi bằng nhựa…
Thay đổi vị trí nằm: Nếu bạn thường xuyên đặt bé ngủ ở một bên đầu trong một tuần thì sang tuần sau, bạn cần xoay đầu bé về hướng đối diện.
Sắp xếp lại đồ chơi treo cũi: Với những đồ chơi gắn ở cũi, cha mẹ nên thỉnh thoảng đổi vị trí của đồ chơi cho bé. Với vị trí mới, bé phải xoay đầu và hướng mắt sang chỗ khác – tránh tình trạng đầu luôn ở một tư thế trong thời gian dài.
Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đổi vị trí nôi (cũi) cho bé. Chẳng hạn, với những bé thích hướng ra cửa để nhìn bố mẹ thì bạn có thể xoay ngược lại cũi.

Cuộc sống của bé trong bụng mẹ

Có bao giờ bạn thắc mắc ở trong bụng mẹ bé làm những gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu cách di chuyển và những trải nghiệm cuộc sống của bé trong bụng mẹ.
Cuộc sống của bé trong bụng mẹ

Ngủ và thức

Từ rất sớm trong thai kỳ, bào thai đã giống như một bé sơ sinh. Bé ngủ, di chuyển xung quanh, lắng nghe âm thanh, có suy nghĩ và ký ức.
Cũng giống bé sơ sinh, thai nhi dành phần lớn thời gian ngủ để ngủ. Ở tuần thứ 32, em bé của bạn ngủ 90-95% thời gian trong ngày. Một số thời gian trong số đó dành cho giấc ngủ sâu, một số là giấc ngủ REM (trong giấc ngủ REM, đôi mắt của bé chuyển động qua lại giống như mắt của người lớn) và số còn lại chưa xác định (kết quả của bộ não chưa trưởng thành).
Một số nhà khoa học tin rằng, bao thai cũng nằm mơ khi ngủ. Cũng giống như bé sơ sinh, bào thai có thể mơ về những gì bé biết, như cảm giác của bé trong tử cung mẹ.
Càng gần đến ngày sinh, bé chỉ dành 85-90% thời gian cho giấc ngủ, tương tự bé sơ sinh.

Chuyển động

Khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ, bé bắt đầu có cử động. Những cử động này được nhìn thấy bởi siêu âm cho dù người mẹ phải mất vài tuần nữa mới cảm nhận được. Ở tuần thứ 13, bé của bạn có thể đặt một ngón tay cái vào miệng, dù các cơ mút chưa hoàn toàn phát triển.
Sự chuyển động đầu tiên ở bé là không tự nguyện, chuyển động tự nguyện xảy ra ở tuần thứ 16. Sau thời điểm này, dù thức hay ngủ, em bé của bạn có thể cử động 50 lần (hoặc hơn) mỗi tiếng đồng hồ, co – duỗi cơ thể, chuyển động đầu, mặt, chân tay và khám phá sự ấm áp, ẩm ướt trong “ngôi nhà” của mình bằng cách chạm vào. Bé có thể sờ mặt mình, chạm vào tay kia. Đạp chân, co chân lại gần chân kia hoặc chạm tay vào dây rốn. Đến tuần thứ 37, sự phối hợp phát triển đủ để bé nắm được các ngón tay.
Cùng với các chuyển động thông thường, bé có vài hành động ngạc nhiên như liếm thành tử cung và “đi bộ” xung quanh bằng cách đẩy đôi chân của mình.
Bào thai cũng chuyển động tương ứng với các hành động của mẹ. Ví dụ, siêu âm cho thấy bào thai nảy lên khi mẹ cười. Khi mẹ cười nhiều hơn, bào thai nảy lên – xuống nhanh hơn.
Những bé thứ hai thường có khả năng duỗi dài trong bụng mẹ bởi tử cung mẹ đã lớn hơn sau lần sinh đầu tiên. Những bé này thường vận động nhiều hơn. Đến tuần thứ 29, bạn có cảm giác bào thai di chuyển ít nhất 10 lần mỗi giờ đồng hồ.

Học hỏi và ghi nhớ

Cùng với khả năng cảm nhận, nhìn, lắng nghe, bào thai còn có khả năng học hỏi và ghi nhớ. Ví dụ, bào thai bị giật mình bởi tiếng động lớn nhưng sẽ thôi không giật mình nếu tiếng ồn lặp đi lặp lại nhiều lần. Cặp song sinh ở tuần thứ 20 có thể phát triển thói quen nhất định và tiếp tục duy trì chúng sau khi chào đời. Nghiên cứu cho thấy, bé còn có thể cảm nhận và ghi nhớ trạng thái cảm xúc của mẹ.
Bé sơ sinh không chỉ phân biệt được giọng nói của mẹ với người lạ mà còn rất thích nghe mẹ nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ hơn là nghe thấy ai đó nói tiếng nước ngoài.
Em bé trong bụng sẽ có phản ứng với âm thanh tổng thể từ giọng nói và những câu chuyện, chứ không phải từ việc hiểu ngôn ngữ. Nhưng kết luận là như nhau: thai nhi có thể lắng nghe, học hỏi, ghi nhớ ở một số cấp độ.

Bà bầu phù chân phải đi khám ngay

Phù chân là dấu hiệu của tiền sản giật, thường xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị sớm, mẹ và thai nhi có thể gặp nguy hiểm.
Bà bầu phù chân phải đi khám ngay
Theo tiến sĩ Trần Danh Cường, Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, rất nhiều người chỉ quan niệm phù chân là hiện tượng bình thường khi có thai mà không biết phù chân ở thai phụ cũng là bệnh lý.

Dấu hiệu của bệnh tật

Theo bác sĩ Cường, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phù chân ở phụ nữ mang thai. Nếu thai phụ có sẵn có tiền sử bệnh tim, bệnh thận thì đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng phù chân. Hoặc nếu thai phụ ở nông thôn, ăn uống không đủ chất cũng có thể gây ra tình trạng này. Ngoài những nguyên nhân bệnh lý vừa kể trên, phụ nữ mang thai bị phù chân còn có nguyên nhân phù do tiền sản giật và phù do chèn ép.
Bác sĩ Lưu Thị Kim Dung, Phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm Y tế Lao động, cho biết tử cung của người phụ nữ từ lúc chưa mang thai đến có thai tăng đến 50 lần về khối lượng, khối lượng này chèn ép lên các tĩnh mạch ở chân, gây ra hiện tượng phù chân. Ngoài ra có thể do tư thế khi làm việc phải ngồi hoặc đứng quá nhiều. Với nguyên nhân này, chỉ cần thai phụ thay đổi tư thế như nằm nghiêng sang bên trái, gác chân lên cao để tử cung đỡ đè vào tuần hoàn, gây ứ đọng máu ở tĩnh mạch thì hiện tượng này sẽ dừng ngay. Tuy nhiên, nếu đã thay đổi tư thế mà hiện tượng không hết, thì đó có thể là do tiền sản giật.

Nên đi khám ngay

Bác sĩ Cường khuyến cáo, khi thai phụ có cảm giác người nặng nề, mí mắt nặng, chân nặng, da bóng, mất hết các nếp nhăn ở cổ tay, cổ chân, mặt tròn trịa thì nên đến bác sĩ sản khoa để xác định nguyên nhân. Ngoài ra, thai phụ cũng nên lưu ý quá trình tăng cân. Ở những tháng cuối chỉ nên tăng không quá 0,5 kg mỗi tuần, nếu vượt thì cũng là dấu hiệu thai phụ đã bị phù do tiền sản giật. Ngoài ra, đa số hiện tượng phù chân do tiền sản giật gây ra xuất hiện trong quý thứ ba của thai kỳ. Vì vậy, nếu thai phụ không có tiền sử các bệnh về tim, thận, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng lại xuất hiện phù, nhất là trong ba tháng cuối thì có thể do tiền sản giật.
Bác sĩ cũng khuyến cáo tiền sản giật là ca cấp cứu trong sản khoa, biến chứng rất nhiều, rất nhanh và rất nặng cho cả mẹ và con. Đối với mẹ thì có thể gây tử vong, đối với thai nhi thì chậm phát triển trong tử cung và nguy cơ chết lưu. Vì vậy, chẩn đoán sớm để phát hiện là rất quan trọng. Nếu như được phát hiện sớm ở giai đoạn nhẹ thì sẽ giảm bớt được rất nhiều nguy cơ, phù sẽ mất đi, tình trạng thai nghén sẽ dần trở lại bình thường.
Để giảm bớt hiện tượng phù chân, thai phụ nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu, khi nghỉ ngơi nên gác chân lên cao. Về chế độ dinh dưỡng, bà bầu nên ăn nhạt, tránh các thức ăn nhiều muối, thức ăn cay. Thai phụ cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng, trước khi đi ngủ ngâm chân trong nước nóng cũng có thể làm giảm phù chân.

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

Những loại củ, quả không tốt cho phụ nữ mang thai

Một số loại trái cây phụ nữ mang thai ăn vào có thể bị tăng nhiệt bào thai, gây co bóp tử cung, thậm chí có thể gây khuyết tật bào thai hoặc sẩy thai.
Quả táo mèo
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học,  quả táo mèo làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non ở thai phụ.
Quả nhãn
Theo đông y, quả nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa bởi vậy sẽ có hại cho thai phụ, gây tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa.
Ăn quả nhãn hoặc long nhãn trong một thời gian dài sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết, dấu hiệu của sẩy thai, sinh non.
Khoai tây
Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2 - 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.
Rau chân vịt
Rau chân vịt làm cản trở hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.
Lạc
Ăn lạc trong thời kỳ thai nghén làm  tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai. Ăn lạc trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này.
Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng cho nên, nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.
Đu đủ xanh
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc thường chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sẩy thai.
Gừng, ớt
Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày.
Bên cạnh đó, một số loại trái cây rất tốt cho thai phụ đó là:
Quả táo chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin... ăn nhiều táo có thể tăng cường sức đề kháng cho thai nhi mặt khác còn giúp bà bầu giữ dáng người tránh thừa cân, béo phì.
Quả lựu, đặc biệt là nước ép quả lựu rất tốt cho thai phụ và sự phát triển trí não của thai nhi, giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị tổn thương ở não do là quả lựu chứa hàm lượng cao polyphenol có khả năng chống lão hóa và bảo vệ thần kinh. Tuy nhiên, phụ nữ thiếu máu nên hạn chế ăn quả lựu.
Quả bơ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, bà bầu ăn nhiều quả bơ trong 3 tháng đầu sẽ sinh con thông minh hơn.
Các loại như dứa, chuối, vải rất tốt nhưng lưu ý với những thai phụ mắc bệnh tiểu đường và thừa cân vì những loại quả này có hàm lượng đường cao.
Dưa hấu giúp lợi tiểu nhưng nếu ăn quá nhiều lại dễ dàng bị mất nước do cơ thể bài tiết quá nhanh và nhiều lượng nước ra ngoài.

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Thực đơn cho bà mẹ mới sinh

Một trong những điều tốt nhất cho bà mẹ mới sinh và bé yêu là một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Cách tốt nhất để đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, bạn nên kết hợp các loại thức ăn lành mạnh.

Cá hồi

Cá hồi là một trong những loại hải sản quan trọng nhất, cần thiết cho bà mẹ mới đang cho con bú. Cá hồi cung cấp chất béo DHA, cần thiết cho sự phát triển của hệ thống thần kinh của bé. Trong sữa mẹ có chứa DHA, nhưng mức độ của chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé chưa đủ, người mẹ cần cung cấp cho trẻ qua chế độ ăn uống.
Ngoài ra, các DHA trong cá hồi cũng có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Nghiên cứu cho thấy, DHA có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng trầm cảm sau khi sinh.
Thực đơn cho bà mẹ mới sinh

Sữa ít chất béo

Sữa, sữa chua hay phomat đều là một sản phẩm quan trọng cho các bà mẹ đang cho con bú. Ngoài việc cung cấp protein, vitamin B và vitamin D, các sản phẩm từ sữa là một trong những nguồn canxi tốt nhất. Nếu đang cho con bú, bạn cần cung cấp nhiều canxi hơn để giúp xương bé phát triển. Theo các chuyên gia, bà mẹ sau khi sinh nên uống ít sữa ít chất béo ít nhất ba lần một ngày.

Thịt bò nạc

Thiếu chất sắt là nguyên nhân khiến sức khỏe của người mẹ suy giảm, ảnh hưởng đến sữa. Vì vậy, thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò nạc là món ăn không thể thiếu trong thực đơn. Ngoài ra, thịt bò nạc còn giàu chất dinh dưỡng protein và vitamin B12, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Đậu

Các loại đậu, đặc biệt là các loại đậu tối màu như đậu đen là nguồn thực phẩm tốt, các bạn mẹ cần ăn thường xuyên. Không chỉ cung cấp chất sắt, hạt đậu còn cung cấp protein thực vật, đặc biệt tốt cho những người ăn chay.

Quả việt quất

Các bà mẹ đang cho con bú cần cung cấp hai hoặc nhiều hơn hai khẩu phần ăn trái cây hoặc nước ép trái cây mỗi ngày. Quả nam việt quất rất giàu chất chống oxy hóa, là lựa chọn hoàn hảo, đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng cho các bà mẹ.

Gạo nâu

Giảm cân quá nhanh có thể làm giảm lượng sữa cho bé, và tạo cảm giác uể oải, chậm chạp. Cần kết hợp các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu trong chế độ ăn. Gạo nâu có thể cung cấp cho cơ thể lượng calo cần thiết, cung cấp chất lượng sữa tốt nhất cho bé.

Cam

Với portable và các chất dinh dưỡng, cam là loại thực phẩm tuyệt vời để tăng cường năng lượng cho các bà mẹ mới sinh. Các bà mẹ đang cho con bú cần nhiều vitamin C hơn cả phụ nữ đang mang thai. Bạn có thể lựa chọn cá loại trái cây có thể giúp tăng cường thêm canxi.

Trứng

Lòng đỏ trứng là một trong những nguồn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D, một chất dinh dưỡng cần thiết, giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, trứng còn giàu acid béo DHA, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não và thị lực của trẻ.

Bánh mì

Acid folic rất quan trọng để bé phát triển đầy đủ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Acid folic là chất dinh dưỡng quan trọng có trong ngũ cố và mỳ ống. Ngoài ra, bánh mì còn cung cấp chất xơ và chất sắt cần thiết cho cơ thể người mẹ.

Rau

Các loại rau cần thiết, tốt cho sức khỏe của bà mẹ mới như rau bina, củ cải Thụy Sĩ, bông cải xanh, cung cấp vitamin A, C, canxi và chất sắt cần thiết. Ngoài ra, rau xanh còn cung cấp chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ bệnh tim của các bà mẹ sau khi sinh.

Ngũ cốc nguyên hạt

Sau một đêm mất ngủ, một trong những loại thực phẩm tốt nhất để tăng cường năng lượng cho các bà mẹ vào buổi sáng là một bữa ăn lành mạnh là ngũ cốc nguyên hạt.

Nước tinh khiết

Nước là nguồn năng lượng cần thiết nhất. Đối với bà mẹ mới sinh và đang cho con bú, mất nước là hiện tượng rất nguy hiểm. Để đảm bảo mức năng lượng cần thiết, bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể thay đổi bằng cách uống nước trái cây, sữa, tránh các loại đò uống có chứa chất caffein như café và trà.

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Mẹ ốm nghén thường đẻ con thông minh hơn

Mẹ ốm nghén thường đẻ con thông minh hơn

Ảnh số 1
Cảm giác buồn nôn vào đầu kỷ mang thai có thể là dấu hiệu cho thấy con của bạn có chỉ số IQ cao, một nghiên cứu vừa tiết lộ.
Cứ 5 bà bầu thì có đến 4 người trải qua cảm giác ốm nghén, mà thường nhất là buồn nôn vào buổi sáng. Mặc dù tình trạng này chưa được hiểu rõ, song một số nhà khoa học tin rằng nó được kích hoạt bởi hiện tượng giải phóng mạnh hoóc môn nhằm bảo vệ bào thai và nhau thai.
Các nghiên cứu trước kia đã chứng tỏ buồn nôn là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở bé, cũng như giảm khả năng sảy thai.
Giờ đây, nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi ở Toronto, Canada tin rằng ốm nghén còn có mối liên hệ với sự phát triển não bộ của trẻ.
Họ đã thực hiện nghiên cứu đầu tiên để tìm hiểu ảnh hưởng dài hạn của hiện tượng ốm nghén đến não của các em bé, và liên hệ với 121 phụ nữ từ giữa năm 1998 đến 2003.
Hai phần ba số phụ nữ này không ốm nghén, trong khi số còn lại có những triệu chứng như mệt mỏi, ói mửa và buồn nôn. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành đo chỉ số IQ và thực hiện các test về hành vi trên những đứa con của họ khi chúng được 3 tuổi và 7 tuổi.
Nghiên cứu nhận thấy những đứa trẻ có mẹ ốm nghén thì có điểm IQ cao hơn. Các bé này cũng nói năng lưu loát hơn và thực hiện các bài toán đơn giản dễ dàng hơn.
Kết quả được tính sau khi đã cân nhắc đến IQ của mẹ, tiền sử hút thuốc và uống rượu của mẹ cũng như nền tảng xã hội của gia đình.
Điều thiếu sót trong nghiên cứu này là các bà mẹ được hỏi về tình trạng ốm nghén mà họ gặp vài năm trước đó, do vậy có thể chưa hoàn toàn chính xác. Ngoài ra nghiên cứu cũng cần được thực hiện trên quy mô lớn hơn.
Tiến sĩ Gideon Koren, trưởng nhóm, thừa nhận rằng kết luận này nghe có vẻ "hơi lạ thường", nhưng quả thực sự thay đổi hoóc môn dẫn đến hiện tượng ốm nghén có vẻ là một tín hiệu tốt.

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Những thực phẩm cần tránh trong thai kỳ

Mang thai là cơ hội duy nhất cho phép các bà mẹ ăn nhiều hơn bình thường, tuy nhiên mọi thứ đều có giới hạn của nó và dưới đây là những loại thức ăn bạn nên bỏ qua vì sự an toàn cho cả thai nhi lẫn bản thân người mẹ. 


rung thành với nước tinh khiết giúp bà bầu tránh những rắc rối về sức khỏe. Ảnh: Images.

1. Cẩn thận với các loại phô mai mềm


Hiện nay thị trường có rất nhiều loại phô mai được bày bán, tuy nhiên cần lưu ý rằng: “Có khả năng các loại phô mai này đều chứa một lượng listeria (một loại vi khuẩn có thể gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non) và loại vi khuẩn này thường được tiêu diệt trong quá trình tiệt trùng. Nhiễm phải loại khuẩn này có thể gây ra sẩy thai hoặc đẻ non” - Karyn Morse, bác sĩ sản phụ khoa tại Trung Tâm Y Tế Cedars Sinai ở Los Angeles cho biết.

Kết luận: Đó là lý do mà bạn cần kiểm tra chi tiết các thành phần trên thực phẩm để tìm ra chữ “tiệt trùng” hoặc chọn loại phô mai nào đã được chế biến kỹ. Dĩ nhiên không đến mức phải loại trừ phô mai hay nước sốt salad ra khỏi thực đơn và khẩu phần ăn của bạn bởi vì hiện nay đa phần các loại phô mai mềm khi được bày bán đều đã qua tiệt trùng. 

Vi khuẩn listeria trong phô mai chưa tiệt trùng có thể gây sẩy thai. Ảnh: Images.


Julie Redfern, giám đốc chỉ đạo thường trực đồng thời cũng là một chuyên gia dinh dưỡng lâu năm của bộ phận sản phụ khoa tại bệnh viện Brigham and Women ở Boston cho biết: “Ngay cả khi không qua tiệt trùng, nhưng nếu được nấu ở nhiệt độ cao cho đến khi tan chảy hoặc sủi bọt, phô mai vẫn an toàn cho thai phụ”.

2. Thịt nguội hoặc thịt qua xử lý (ướp muối, xông khói hoặc phơi khô)

Cũng như phô mai mềm, vi khuẩn độc hại listeria ẩn náu cả trong những miếng thịt nguội thơm ngon đầy mời gọi trong tủ kính như thịt gà tây và thịt heo hun khói. Bác sĩ Morse khuyên các chị em đang mang thai nên tránh xa các loại gà nướng sẵn nếu nó được cất trong tủ đá trước đó. Listeria vẫn có thể sống sót ở nhiệt độ lạnh, và điều đó có nghĩa là vẫn có khả năng chúng làm bạn nhiễm bệnh. Tuy nhiên, thịt gà mới nấu và vẫn còn nóng có thể xem là an toàn.

Kết luận: Tránh các món thịt nguội trong quầy, nhưng bạn vẫn có thể ăn được chúng nếu nấu chín lên. Nếu miếng thịt vẫn còn đang bốc khói hoặc vẫn còn ấm nóng thì sẽ rất an toàn ( hơi nóng sẽ giết chết các vi khuẩn có hại).

3. Các loại cá có nồng độ thủy ngân cao

Một vài loại cá to và được xếp vào loại bấc nhất thường có chứa một lượng lớn thủy ngân, và điều này không tốt cho sức khỏe của bất cứ ai (có bầu hay không có bầu). Hơn thế nữa, chúng đặc biệt có hại đến sự phát triển hệ thần kinh, phổi, thận, thị giác cũng như thính giác ở trẻ. Bạn nên ghi nhớ và tránh những loại cá sau: cá mập, cá kiếm, cá thu to, cá chép đỏ, cá mú, cá ngừ, và cá ngừ trắng đóng hộp.

Kết luận: Tránh xa các món cá có nồng độ thủy ngân cao, nhưng đừng vì thế mà bỏ hẳn đồ biển. Rất nhiều loại cá khác như cá hồi, cá trích, và sacdin… chứa các axit béo, omega 3 có lợi cho sức khỏe tim mạch bao gồm DHA, chất mà các nghiên cứu đã cho thấy có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của bào thai. Trên thực tế, một cuộc khảo sát gần đây đã phát hiện ra rằng gần 75 % phụ nữ có thai không được ăn đủ các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp trong quá trình mang thai.

Bạn nên cố gắng nạp đủ 340g một tuần các loại cá “an toàn” này – bao gồm cá hồi, tôm, cá tuyết, cá bơn, cá rô, và sò điệp. Nếu bạn thích món bánh mì kẹp thịt cá ngừ, bạn vẫn có thể ăn loại khoanh mỏng đóng hộp một tuần một lần ( khoảng 85 - 170g). Dĩ nhiên là chúng ta đang nói về các loại cá đã nấu chín còn cá sống thì sẽ được bàn ở phần sushi dưới đây.

4. Sushi và sashimi (loại cá sống cắt miếng trong món ăn của Nhật)

Trong một số ít trường hợp các loại cá sống có thể chứa các vi khuẩn hoặc vi trùng gây ngộ độc thực phẩm. “Nhưng điều lo ngại chính đối với sushi là nếu chẳng may bạn ăn phải các ký sinh trùng trong đó, thì nó không chỉ là điều khó chịu tột cùng mà còn rất khó trị trong quá trình mang thai. Các ký sinh trùng còn có thể lấy đi các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho em bé đang phát triển trong bụng mẹ” bác sĩ Morse cho biết. Thêm vào đó, một vài miếng sushi phổ biến (như cá ngừ cay) có thể chứa một lượng thủy ngân rất cao.

Hãy ăn sushi khi đã được nấu chín để tránh các loại ký sinh trùng. Ảnh: Images.



Kết luận: Chính vì vậy mà lời khuyên cho bạn là bỏ qua các loại sushi với cá sống, nhưng những loại làm từ cá chín thì hoàn toàn bình thường. Sushi cuốn với lươn, cua tẩm bột chiên giòn thì an toàn tuyệt đối với chế độ ăn của bạn. Bạn có thể ăn kèm món này với các loại rau củ, salad…

5. Trứng sống hoặc tái (trứng lòng đào)

Có một vài khả năng các bạn sẽ bị nhiễm salmonella (vi khuẩn có hình que, tạo ra các bệnh thương hàn, phó thương hàn ở người và động vật) và các bệnh ngộ độc thực phẩm khác từ trứng được nấu theo kiểu ốp la và từ các nguồn thực phẩm làm từ trứng sống khác như nước sốt, bột bánh chưa nướng…

“Hệ thống miễn dịch của bạn thường trở nên yếu hơn khi bạn mang thai và điều đó có nghĩa là những vi khuẩn không thể gây được bệnh cho bạn trước đây sẽ có cơ hội làm lại điều đó,” Redfern cho biết.

Cũng như vậy, nôn mửa hay tiêu chảy trước khi bạn mang thai chỉ gây ra sự khó chịu nhưng giờ đây lại có thể dễ dàng kích thích sự mất nước trong cơ thể bạn hơn và như vậy hoàn toàn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí trong một vài trường hợp cá biệt có thể dẫn đến việc đẻ non ở thai phụ.

Kết luận: Chỉ cần bạn chắc chắn là trứng bạn dùng đã được chế biến kỹ, thì chúng hoàn toàn an toàn để bạn dùng – và bạn nên dùng trứng để bổ sung dinh dưỡng trong thời gian này! Trứng là một nguồn giàu protein và choline (một loại vitamin B hỗn hợp, cần thiết trong việc chuyển hóa chất béo), một nguồn dinh dưỡng mà các nghiên cứu đã chỉ ra răng có thể đẩy mạnh sự phát triển trí óc ở thai nhi và ngăn chăn được các trường hợp khuyết tật ở trẻ sơ sinh.

6. Dùng cà phê, các đồ uống có gas hoặc có caffeine với số lượng lớn

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng caffeine cao (khoảng hơn 2 -3 tách cà phê mỗi ngày) có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Caffeine cũng là thủ phạm gây việc đẻ non và thiếu kg ở các thai phụ. Một cuộc nghiên cứu của Kaiser Permanente đã chỉ ra rằng: “những phụ nữ mang thai dùng quá 200mg caffeine mỗi ngày sẽ mắc gấp đôi nguy cơ sẩy thai so với những người không dùng caffeine”. 

Hạn chế cà phê đặc và tốt nhất là không uống nếu bạn có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non.


Kết luận: Giới hạn lượng caffeine của bạn, nhưng bạn cũng không cần phải bỏ nó hoàn toàn. Nhiều chuyên gia khẳng định rằng một tách nhỏ cà phê hay nước có gas hay thậm chí 2 tách/ly một ngày đều ổn. (Tuy nhiên bạn có thể hỏi thêm thông tin từ bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng hay đã có tiền sử bi sẩy thai hoặc sinh non).

Điều rắc rối ở đây là chất lượng của cà phê có thể rất khác nhau tùy theo loại hạt và cách mà chúng được pha chế. Theo một nguyên tắc chung, một cốc cà phê java khoảng 224g chế biến tại nhà có khoảng 100mg caffeine. Các loại trà thông thường và các loại nước soda chứa caffeine chứa khoảng 1/3 số lượng này trong mỗi phần/gói. Hãy giữ lượng caffeine này dưới 283g từ các loại cà phê thông thường và 567g từ các loại trà thông thường; nếu nhiều hơn thì nên dùng các loại cà phê không chứa caffeine.

7. Trà thảo dược

Một số loại thảo dược có thể có các tác dụng tương tự như thuốc thật, đó chính là lý do tại sao FDA (Cơ Quan Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm của Mỹ) và các bác sĩ đều khuyên bạn nên tránh xa một số loại nhất định. Mặc dù lượng thảo dược sử dụng trong các loại trà trên thị trường thường được cho là không đủ để gây nên vấn đề to tát gì, nhưng bởi vì FDA không có quy định quản lý chúng nên chúng ta không cách gì biết được chính xác chúng gây tác hại như thế nào.

Kiểm tra thành phần trên hộp trà thảo dược để tránh những loại có ảnh hưởng đến thai nhi.


“Tôi thường gợi ý cho các bệnh nhân tránh các loại trà có chứa hoa cúc và hoa dâm bụt bởi có nhiều chứng cứ cho thấy rằng khi được sử dụng với số lượng lớn chúng có thể gây ra một số vấn đề như đẻ non,” bác sĩ Morse cho biết.

Kết luận: Kiểm tra nhãn thành phần dán trên hộp trà thảo dược của bạn và tham khảo với bác sĩ để xem bạn cần tránh những thứ gì trong đó. Không hẳn tất cả các loại thảo dược đều gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai – một hoặc hai tách trà bạc hà nhẹ hoặc trà có vị trái cây đều không thành vấn đề, bác sĩ Morse cho biết. Cũng như các loại trà xanh và trà đen ( bạn chỉ cần đọc nhãn hiệu và kiểm tra lượng caffeine chứa trong đó). Và để an toàn, hãy trung thành với các nhãn hàng có uy tín. .

8. Các thức ăn cay

Ăn thật nhiều các đồ ăn cay có thể gây cho phụ nữ có thai các chứng ợ nóng nghiêm trọng, một trong những triệu chứng mà bạn khá quen thuộc trong thời gian này. Mặc dù chúng không gây hại gì cho em bé trong bụng nhưng lại có thể làm bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu. Và những phụ nữ mắc chứng GERD (một chứng rối loạn tiêu hóa làm các men tiêu hóa chảy ngược lên cổ họng, một dạng nặng và mãn tính của ợ hơi) cần cẩn thận tránh các món ăn cay.

Kết luận: Nếu bạn mắc chứng ợ hơi, hãy bỏ mọi món cay; nếu bạn không bị thì có thể nuông chiều bản thân một ít. Nếu bạn có nghe tin tức đâu đó rằng những thứ như ớt, bột cà ri, tương ớt, các loại nước xốt cay nồng và những loại tương tự có thể gây ra những cơn đau đẻ thì hãy lờ chúng đi. Chẳng có chứng cứ khoa học nào xác định về việc đó.

Một ly sâm panh nhỏ không quá nguy hiểm cho thai phụ. Ảnh: Images.


9. Các thức uống có cồn

Một thực tế đã được đúc kết chắc chắn rằng sử dụng các thức uống có cồn thường xuyên trong lúc mang thai có thể gây nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng cho thai nhi. Đồng thời nó cũng gây ra hàng loạt các khuyết tật về trí óc và thể chất cho trẻ khi sinh ra.

Nhưng chúng ta vẫn chưa biết chính xác mức độ nguy hiểm là bao nhiêu mà chỉ biết rằng cồn xuyên qua nhau thai ngay khi được tiêu thụ, do đó em bé của bạn cũng sẽ uống những gì bạn uống. “Vì chưa biết được bao nhiêu lượng cồn thì có thể thực sự gây nguy hiểm cho bào thai, nên tốt nhất là bạn không nên dùng chúng,” bác sĩ Morse đưa ra lời khuyên.

Kết luận an toàn nhất là bạn nên trung thành với loại nước tinh khiết cho đến khi em bé chào đời. Ngoài ra bạn vẫn có thể sử dụng nước ép của các loại hoa quả khác, thậm chí có thể uống 1 ly nhỏ sâm panh trong dịp lễ tết hoặc những tháng cuối cùng của thai kỳ. 


Theo yeutretho.com/
Webtretho (lược dịch) -
http://www.parents.com/pregnancy/my-body/nutrition/safe-pregnancy-eating/

Nôn khi có thai: Chọn dùng thuốc an toàn

Khoảng 90%thai phụ đều bị nôn, buồn nôn giai đoạn đầu, sau đó khoảng 50% giảm đi ở tuần thứ 14 nhưng khoảng 10% ở tuần thứ 20 vẫn còn nôn, một số người còn nôn đến tận ngày sinh.
Lưu ý khi chọn thuốc 

Nôn có thể nhẹ (chỉ lợm giọng, buồn nôn nhưng không nôn hay nôn rất ít) không cần hay chỉ dùng thuốc thông thường, tại nhà.

Nôn cũng có khi nặng, rất nặng (nôn suốt cả ngày, hết thức ăn thì nôn ra nước, dịch mật, hết nước dịch mật thì nôn khan, gây mệt mỏi gầy sút, mất nước, máu bị cô đặc, bị toan, có khi nguy hiểm đến tính mạng), cần dùng thuốc, điều trị tại bệnh viện.
Nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đó cũng là thời gian thai hình thành phát triển các cơ quan chức năng, dễ cảm thụ, bị dị tật do thuốc, nếu cần thì chọn loại thuốc không gây hại, dị tật cho thai. Trước khi dùng thuốc, cần khám loại trừ các nguyên nhân gây nôn do các bệnh khác, tìm cách điều trị riêng (như nôn do viêm loét dạ dày).
Thuốc chống nôn khi có thai, cách dùng
Dùng gừng tươi hay khô: kinh nghiệm dân gian dùng gừng tươi cắt lát, chấm muối, nhai (khoảng 20 - 50g) phòng chống được buồn nôn, nôn.
Theo nghiên cứu mới của Anh: người có thai dưới 20 tuần, nôn nghiêm trọng, dùng mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 250mg bột gừng khô, làm giảm được nôn.
Theo đánh giá của các bác sĩ lâm sàng Anh thì hiệu năng chống nôn của 1.000mg gừng khô bằng 10mg metoclopramid. Tính chống nôn của gừng là do làm giảm co thắt dạ dày, gia tăng nhu động ruột. Dùng theo kinh nghiệm cổ truyền hay theo các bác sĩ Anh không thấy tác hại gì cho thai phụ, thai nhi.
Non khi co thai Chon dung thuoc an toan
Dùng vitamin B6: người có thai bình thường nên bổ sung mỗi ngày 2 -10mg. Nếu bị nôn thì mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5mg vitamin B6… Theo cách đó sẽ phòng chống được nôn mà không gây ra bất cứ tác hại gì cho thai phụ, thai nhi. Vitamin B6 được xem là thuốc đầu tay (ở Mỹ) trong phòng chống nôn cho thai phụ.
Kháng histamin: nữ khi có thai không những bị nôn mà có thể bị dị ứng hay nặng thêm các bệnh dị ứng khác (chàm, mề đay). Nôn hay các bệnh lý này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc ăn ngủ, trạng thái cảm xúc của thai phụ nên bắt buộc phải dùng thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng có rất nhiều loại.
Thử nghiệm trên động vật không thấy hại, dị tật thai. Tuy nhiên, trên người, chỉ loại có đầy đủ thông tin khẳng định tính an toàn với thai ở liều điều trị như: chlopheniramin, diphenylhydramin, dexchlopheniramin, loratadin, cetirizin thì mới dùng cho người có thai; còn loại chưa có đủ thông tin khẳng định tính an toàn với người có thai ở liều điều trị như: hydroxyzin, ketotifen, deslorartdin, fexofenadin thì tuyệt đối không dùng.
Đặc biệt, cấm dùng hai thuốc kháng histamin có tiềm năng gây xoắn đỉnh như: astemizol, terfenadin (đã bị một số nước và nước ta cấm lưu hành).
Trong thực tế, thường dùng cho thai phụ trong cả thai kỳ thuốc meclozin. Thuốc có tác dụng kéo dài. Liều dùng mỗi ngày uống 1 - 2 viên 25mg hay nạp thuốc đạn 50mg vào buổi tối trước khi đi ngủ. Riêng diphenylhydramin, tuy không gây dị tật cho thai, nhưng có thể gây hại thai, hại trẻ sơ sinh nên không dùng chống nôn cuối thai kỳ.
Thuốc có chứa magnesium: là dẫn chất của magnesium (dimecrotic acid 250mg + magnesium 50mg). Thuốc làm giảm co thắt của các cơ trơn, lợi mật, chống co thắt đường mật. Là thuốc chống nôn an toàn khi có thai. Mỗi lần uống 1 viên bọc đường 50mg, mỗi ngày 3 lần.
Các thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản: metoclopramid kháng dopamin, làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, hỗng tràng, giãn phần trên của dạ dày, làm dạ dày rỗng nhanh nên giảm sự trào ngược dạ dày - thực quản, nhờ thế mà chống nôn.
Các thử nghiệm trên động vật cũng như kinh nghiệm thực tế lâm sàng 25 năm qua cho thấy dùng ở liều điều trị (uống hay tiêm mỗi ngày 5 - 10mg) thuốc không gây hại, dị tật thai. Mới đây, một nghiên cứu (Matok I - 2009) hồi cứu hồ sơ quản lý của 81.703 trường hợp đơn thai và 998 trường hợp phá thai (từ 1998 - 2007 ở Israel), trong đó lần lượt có 4,2% và 3,8% dùng metoclopramid 3 tháng đầu thai kỳ.
Kết quả: cho thấy trên những người đơn thai, tỷ lệ dị tật quan trọng với thai ở nhóm dùng thuốc là 5,3% và ở nhóm không dùng thuốc là 4,9%, chênh lệch không có ý nghĩa thống kê. Các phân tích ở những trường hợp chấm dứt thai kỳ cũng cho những kết quả tương đương (theo Journal watch Womens Health 10/6/09).
Kết luận của nghiên cứu rộng lớn này một lần nữa khẳng định chắc chắn metoclopramid an toàn cho người có thai. Hiện nay, nó vẫn được dùng chống nôn cho thai phụ. Tuy nhiên, nó kháng dopamin nên khi dùng liều cao có thể gây các triệu chứng ngoại tháp ở thai phụ (rối loạn trương lực cơ cấp tính, rối loạn vận động muộn).
Cần thận trọng với người tăng huyết áp, người suy thận nặng (dùng giảm liều), người vận hành máy (vì gây buồn ngủ), người động kinh (vì làm bệnh nặng thêm), không dùng cho người u tế bào ưa sắc, người u tủy thượng thận (vì sẽ có cơn tăng huyết áp kịch phát), đề phòng sốc phản vệ nếu dùng tiêm (vì có chứa sulfid).
Không dùng với các thuốc gây tương tác bất lợi như: alcohol, thuốc trị Parkinson (levodoapa, các kháng cholinergic), thuốc an thần, thuốc giảm đau gây nghiện.
Domperidon cũng ức chế dopamin, kích thích nhu động ruột làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị, tăng độ giãn của cơ thắt môn vị sau bữa ăn, nhờ thế chống được nôn. Tuy nhiên, chưa chắc chắn an toàn cho thai nên không dùng chống nôn cho thai phụ.
Non khi co thai Chon dung thuoc an toan
Gừng tươi hay vitamin B6 không độc cho thai, thai phụ có thể tự dùng. Khi dùng những loại này không đáp ứng mới dùng tới các hóa dược khác.
Các hóa dược khác chỉ mới có đủ thông tin an toàn với thai ở liều điều trị, trong khi đó có các thuốc cùng nhóm tương tự lại không an toàn cho thai, cần khám để thầy thuốc chọn thuốc, cho liều thích hợp, không nên tự ý (rất dễ bị nhầm).
Việt Báo (Theo Sức khỏe & Đời sống)