Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Cuộc sống của bé trong bụng mẹ

Có bao giờ bạn thắc mắc ở trong bụng mẹ bé làm những gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu cách di chuyển và những trải nghiệm cuộc sống của bé trong bụng mẹ.
Cuộc sống của bé trong bụng mẹ

Ngủ và thức

Từ rất sớm trong thai kỳ, bào thai đã giống như một bé sơ sinh. Bé ngủ, di chuyển xung quanh, lắng nghe âm thanh, có suy nghĩ và ký ức.
Cũng giống bé sơ sinh, thai nhi dành phần lớn thời gian ngủ để ngủ. Ở tuần thứ 32, em bé của bạn ngủ 90-95% thời gian trong ngày. Một số thời gian trong số đó dành cho giấc ngủ sâu, một số là giấc ngủ REM (trong giấc ngủ REM, đôi mắt của bé chuyển động qua lại giống như mắt của người lớn) và số còn lại chưa xác định (kết quả của bộ não chưa trưởng thành).
Một số nhà khoa học tin rằng, bao thai cũng nằm mơ khi ngủ. Cũng giống như bé sơ sinh, bào thai có thể mơ về những gì bé biết, như cảm giác của bé trong tử cung mẹ.
Càng gần đến ngày sinh, bé chỉ dành 85-90% thời gian cho giấc ngủ, tương tự bé sơ sinh.

Chuyển động

Khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ, bé bắt đầu có cử động. Những cử động này được nhìn thấy bởi siêu âm cho dù người mẹ phải mất vài tuần nữa mới cảm nhận được. Ở tuần thứ 13, bé của bạn có thể đặt một ngón tay cái vào miệng, dù các cơ mút chưa hoàn toàn phát triển.
Sự chuyển động đầu tiên ở bé là không tự nguyện, chuyển động tự nguyện xảy ra ở tuần thứ 16. Sau thời điểm này, dù thức hay ngủ, em bé của bạn có thể cử động 50 lần (hoặc hơn) mỗi tiếng đồng hồ, co – duỗi cơ thể, chuyển động đầu, mặt, chân tay và khám phá sự ấm áp, ẩm ướt trong “ngôi nhà” của mình bằng cách chạm vào. Bé có thể sờ mặt mình, chạm vào tay kia. Đạp chân, co chân lại gần chân kia hoặc chạm tay vào dây rốn. Đến tuần thứ 37, sự phối hợp phát triển đủ để bé nắm được các ngón tay.
Cùng với các chuyển động thông thường, bé có vài hành động ngạc nhiên như liếm thành tử cung và “đi bộ” xung quanh bằng cách đẩy đôi chân của mình.
Bào thai cũng chuyển động tương ứng với các hành động của mẹ. Ví dụ, siêu âm cho thấy bào thai nảy lên khi mẹ cười. Khi mẹ cười nhiều hơn, bào thai nảy lên – xuống nhanh hơn.
Những bé thứ hai thường có khả năng duỗi dài trong bụng mẹ bởi tử cung mẹ đã lớn hơn sau lần sinh đầu tiên. Những bé này thường vận động nhiều hơn. Đến tuần thứ 29, bạn có cảm giác bào thai di chuyển ít nhất 10 lần mỗi giờ đồng hồ.

Học hỏi và ghi nhớ

Cùng với khả năng cảm nhận, nhìn, lắng nghe, bào thai còn có khả năng học hỏi và ghi nhớ. Ví dụ, bào thai bị giật mình bởi tiếng động lớn nhưng sẽ thôi không giật mình nếu tiếng ồn lặp đi lặp lại nhiều lần. Cặp song sinh ở tuần thứ 20 có thể phát triển thói quen nhất định và tiếp tục duy trì chúng sau khi chào đời. Nghiên cứu cho thấy, bé còn có thể cảm nhận và ghi nhớ trạng thái cảm xúc của mẹ.
Bé sơ sinh không chỉ phân biệt được giọng nói của mẹ với người lạ mà còn rất thích nghe mẹ nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ hơn là nghe thấy ai đó nói tiếng nước ngoài.
Em bé trong bụng sẽ có phản ứng với âm thanh tổng thể từ giọng nói và những câu chuyện, chứ không phải từ việc hiểu ngôn ngữ. Nhưng kết luận là như nhau: thai nhi có thể lắng nghe, học hỏi, ghi nhớ ở một số cấp độ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét