Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Trẻ sơ sinh bị táo bón -Xử trí thế nào?


Những ngày đầu sau khi chào đời, phân của bé thường có màu xanh đen do chứa lẫn meconium – một chất bị tích ở ruột từ khoảng thời gian bé nằm trong bụng mẹ.
Trẻ sơ sinh bị táo bón  Xử trí thế nào?
Sau đó, phân sẽ thay đổi màu sắc và tính chất, mềm và chứa nhiều nước hơn.
Triệu chứng khi bé mắc táo bón.
Tần suất đi tiêu ở bé sơ sinh khá đa dạng (khác nhau giữa bé này với bé khác hoặc thời điểm này với thời điểm khác): có bé đi tiêu ngày 6-8 lần nhưng cũng có bé 2-3 ngày (hoặc hơn) mới đi một lần.
Việc chẩn đoán và xác định bé có bị táo không là điều khá khó khăn, nhiều trường hợp, cha mẹ cho rằng, bé đang mắc táo bón nhưng không phải như vậy.
Nhóm bé bú mẹ hoàn toàn hiếm hoặc hầu như không bị táo bón. Có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây cảnh báo tình trạng táo bón ở bé sơ sinh:
- Vài ngày hoặc có khi cả tuần, bé mới đi tiêu một lần. Tình trạng này kéo dài hai tuần liên tục hoặc hơn.
- Đi tiêu ra phân cứng, đóng thành từng cục nhỏ; bé quấy khóc và rất vất vả mới đi tiêu được.

Cách xử trí.

Massage không chỉ tốt cho bé đang bị táo bón mà nó còn là biện pháp giúp ngăn ngừa táo bón. Bé 2-3 tuần tuổi là bạn có thể sử dụng cách massage. Chọn lúc bé thoải mái nhất, không bị no hay đói quá để tiến hành massage. Trước tiên, bạn nên làm ấm bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên – xoa xuống hai bên sườn cho bé. Tiếp đến, xoa thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng bé và ngược lại. Nắn nhẹ chân bé, giúp bé co đầu gối, ép nhẹ đầu gối lên bụng bé rồi lại duỗi chân ra. Có thể thực hiện 2 lần một ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
Tăng cường các cữ bú mẹ trong ngày vì táo bón có thể bắt nguồn từ việc thiếu chất lỏng trong cơ thể bé. Nếu bé bú bình, bạn không nên pha loãng sữa vì cách này chỉ hợp với bé bị tiêu chảy – khi hệ tiêu hóa yếu và pha loãng sữa để cơ thể dễ hấp thu.
Với bé 3-4 tháng tuổi, có thể cho bé uống thêm chút nước táo, lê hoặc mận ép được pha loãng, mỗi ngày 1-2 lần. Những loại nước này có tác dụng làm mềm phân, dễ đi tiêu.
Nhiều người mẹ chia sẻ, họ thường dùng đầu tăm bông (hoặc một cọng hành lá tươi), nhúng chút mật ong để thụt hậu môn cho bé và phương pháp này tỏ ra khá hiệu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên, không nên lạm dụng cách thụt hậu môn cho bé (dưới bất kỳ hình thức nào).
Nếu thực hiện hành động này thường xuyên, bé sẽ có phản xạ xấu, tức là chờ được thụt mới chịu đi tiêu.
Tốt nhất, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu tình trạng táo bón ở bé tiến triển xấu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét