Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Thực đơn cho bà mẹ mới sinh

Một trong những điều tốt nhất cho bà mẹ mới sinh và bé yêu là một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Cách tốt nhất để đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, bạn nên kết hợp các loại thức ăn lành mạnh.

Cá hồi

Cá hồi là một trong những loại hải sản quan trọng nhất, cần thiết cho bà mẹ mới đang cho con bú. Cá hồi cung cấp chất béo DHA, cần thiết cho sự phát triển của hệ thống thần kinh của bé. Trong sữa mẹ có chứa DHA, nhưng mức độ của chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé chưa đủ, người mẹ cần cung cấp cho trẻ qua chế độ ăn uống.
Ngoài ra, các DHA trong cá hồi cũng có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Nghiên cứu cho thấy, DHA có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng trầm cảm sau khi sinh.
Thực đơn cho bà mẹ mới sinh

Sữa ít chất béo

Sữa, sữa chua hay phomat đều là một sản phẩm quan trọng cho các bà mẹ đang cho con bú. Ngoài việc cung cấp protein, vitamin B và vitamin D, các sản phẩm từ sữa là một trong những nguồn canxi tốt nhất. Nếu đang cho con bú, bạn cần cung cấp nhiều canxi hơn để giúp xương bé phát triển. Theo các chuyên gia, bà mẹ sau khi sinh nên uống ít sữa ít chất béo ít nhất ba lần một ngày.

Thịt bò nạc

Thiếu chất sắt là nguyên nhân khiến sức khỏe của người mẹ suy giảm, ảnh hưởng đến sữa. Vì vậy, thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò nạc là món ăn không thể thiếu trong thực đơn. Ngoài ra, thịt bò nạc còn giàu chất dinh dưỡng protein và vitamin B12, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Đậu

Các loại đậu, đặc biệt là các loại đậu tối màu như đậu đen là nguồn thực phẩm tốt, các bạn mẹ cần ăn thường xuyên. Không chỉ cung cấp chất sắt, hạt đậu còn cung cấp protein thực vật, đặc biệt tốt cho những người ăn chay.

Quả việt quất

Các bà mẹ đang cho con bú cần cung cấp hai hoặc nhiều hơn hai khẩu phần ăn trái cây hoặc nước ép trái cây mỗi ngày. Quả nam việt quất rất giàu chất chống oxy hóa, là lựa chọn hoàn hảo, đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng cho các bà mẹ.

Gạo nâu

Giảm cân quá nhanh có thể làm giảm lượng sữa cho bé, và tạo cảm giác uể oải, chậm chạp. Cần kết hợp các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu trong chế độ ăn. Gạo nâu có thể cung cấp cho cơ thể lượng calo cần thiết, cung cấp chất lượng sữa tốt nhất cho bé.

Cam

Với portable và các chất dinh dưỡng, cam là loại thực phẩm tuyệt vời để tăng cường năng lượng cho các bà mẹ mới sinh. Các bà mẹ đang cho con bú cần nhiều vitamin C hơn cả phụ nữ đang mang thai. Bạn có thể lựa chọn cá loại trái cây có thể giúp tăng cường thêm canxi.

Trứng

Lòng đỏ trứng là một trong những nguồn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D, một chất dinh dưỡng cần thiết, giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, trứng còn giàu acid béo DHA, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não và thị lực của trẻ.

Bánh mì

Acid folic rất quan trọng để bé phát triển đầy đủ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Acid folic là chất dinh dưỡng quan trọng có trong ngũ cố và mỳ ống. Ngoài ra, bánh mì còn cung cấp chất xơ và chất sắt cần thiết cho cơ thể người mẹ.

Rau

Các loại rau cần thiết, tốt cho sức khỏe của bà mẹ mới như rau bina, củ cải Thụy Sĩ, bông cải xanh, cung cấp vitamin A, C, canxi và chất sắt cần thiết. Ngoài ra, rau xanh còn cung cấp chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ bệnh tim của các bà mẹ sau khi sinh.

Ngũ cốc nguyên hạt

Sau một đêm mất ngủ, một trong những loại thực phẩm tốt nhất để tăng cường năng lượng cho các bà mẹ vào buổi sáng là một bữa ăn lành mạnh là ngũ cốc nguyên hạt.

Nước tinh khiết

Nước là nguồn năng lượng cần thiết nhất. Đối với bà mẹ mới sinh và đang cho con bú, mất nước là hiện tượng rất nguy hiểm. Để đảm bảo mức năng lượng cần thiết, bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể thay đổi bằng cách uống nước trái cây, sữa, tránh các loại đò uống có chứa chất caffein như café và trà.

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Mẹ ốm nghén thường đẻ con thông minh hơn

Mẹ ốm nghén thường đẻ con thông minh hơn

Ảnh số 1
Cảm giác buồn nôn vào đầu kỷ mang thai có thể là dấu hiệu cho thấy con của bạn có chỉ số IQ cao, một nghiên cứu vừa tiết lộ.
Cứ 5 bà bầu thì có đến 4 người trải qua cảm giác ốm nghén, mà thường nhất là buồn nôn vào buổi sáng. Mặc dù tình trạng này chưa được hiểu rõ, song một số nhà khoa học tin rằng nó được kích hoạt bởi hiện tượng giải phóng mạnh hoóc môn nhằm bảo vệ bào thai và nhau thai.
Các nghiên cứu trước kia đã chứng tỏ buồn nôn là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở bé, cũng như giảm khả năng sảy thai.
Giờ đây, nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi ở Toronto, Canada tin rằng ốm nghén còn có mối liên hệ với sự phát triển não bộ của trẻ.
Họ đã thực hiện nghiên cứu đầu tiên để tìm hiểu ảnh hưởng dài hạn của hiện tượng ốm nghén đến não của các em bé, và liên hệ với 121 phụ nữ từ giữa năm 1998 đến 2003.
Hai phần ba số phụ nữ này không ốm nghén, trong khi số còn lại có những triệu chứng như mệt mỏi, ói mửa và buồn nôn. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành đo chỉ số IQ và thực hiện các test về hành vi trên những đứa con của họ khi chúng được 3 tuổi và 7 tuổi.
Nghiên cứu nhận thấy những đứa trẻ có mẹ ốm nghén thì có điểm IQ cao hơn. Các bé này cũng nói năng lưu loát hơn và thực hiện các bài toán đơn giản dễ dàng hơn.
Kết quả được tính sau khi đã cân nhắc đến IQ của mẹ, tiền sử hút thuốc và uống rượu của mẹ cũng như nền tảng xã hội của gia đình.
Điều thiếu sót trong nghiên cứu này là các bà mẹ được hỏi về tình trạng ốm nghén mà họ gặp vài năm trước đó, do vậy có thể chưa hoàn toàn chính xác. Ngoài ra nghiên cứu cũng cần được thực hiện trên quy mô lớn hơn.
Tiến sĩ Gideon Koren, trưởng nhóm, thừa nhận rằng kết luận này nghe có vẻ "hơi lạ thường", nhưng quả thực sự thay đổi hoóc môn dẫn đến hiện tượng ốm nghén có vẻ là một tín hiệu tốt.

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Những thực phẩm cần tránh trong thai kỳ

Mang thai là cơ hội duy nhất cho phép các bà mẹ ăn nhiều hơn bình thường, tuy nhiên mọi thứ đều có giới hạn của nó và dưới đây là những loại thức ăn bạn nên bỏ qua vì sự an toàn cho cả thai nhi lẫn bản thân người mẹ. 


rung thành với nước tinh khiết giúp bà bầu tránh những rắc rối về sức khỏe. Ảnh: Images.

1. Cẩn thận với các loại phô mai mềm


Hiện nay thị trường có rất nhiều loại phô mai được bày bán, tuy nhiên cần lưu ý rằng: “Có khả năng các loại phô mai này đều chứa một lượng listeria (một loại vi khuẩn có thể gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non) và loại vi khuẩn này thường được tiêu diệt trong quá trình tiệt trùng. Nhiễm phải loại khuẩn này có thể gây ra sẩy thai hoặc đẻ non” - Karyn Morse, bác sĩ sản phụ khoa tại Trung Tâm Y Tế Cedars Sinai ở Los Angeles cho biết.

Kết luận: Đó là lý do mà bạn cần kiểm tra chi tiết các thành phần trên thực phẩm để tìm ra chữ “tiệt trùng” hoặc chọn loại phô mai nào đã được chế biến kỹ. Dĩ nhiên không đến mức phải loại trừ phô mai hay nước sốt salad ra khỏi thực đơn và khẩu phần ăn của bạn bởi vì hiện nay đa phần các loại phô mai mềm khi được bày bán đều đã qua tiệt trùng. 

Vi khuẩn listeria trong phô mai chưa tiệt trùng có thể gây sẩy thai. Ảnh: Images.


Julie Redfern, giám đốc chỉ đạo thường trực đồng thời cũng là một chuyên gia dinh dưỡng lâu năm của bộ phận sản phụ khoa tại bệnh viện Brigham and Women ở Boston cho biết: “Ngay cả khi không qua tiệt trùng, nhưng nếu được nấu ở nhiệt độ cao cho đến khi tan chảy hoặc sủi bọt, phô mai vẫn an toàn cho thai phụ”.

2. Thịt nguội hoặc thịt qua xử lý (ướp muối, xông khói hoặc phơi khô)

Cũng như phô mai mềm, vi khuẩn độc hại listeria ẩn náu cả trong những miếng thịt nguội thơm ngon đầy mời gọi trong tủ kính như thịt gà tây và thịt heo hun khói. Bác sĩ Morse khuyên các chị em đang mang thai nên tránh xa các loại gà nướng sẵn nếu nó được cất trong tủ đá trước đó. Listeria vẫn có thể sống sót ở nhiệt độ lạnh, và điều đó có nghĩa là vẫn có khả năng chúng làm bạn nhiễm bệnh. Tuy nhiên, thịt gà mới nấu và vẫn còn nóng có thể xem là an toàn.

Kết luận: Tránh các món thịt nguội trong quầy, nhưng bạn vẫn có thể ăn được chúng nếu nấu chín lên. Nếu miếng thịt vẫn còn đang bốc khói hoặc vẫn còn ấm nóng thì sẽ rất an toàn ( hơi nóng sẽ giết chết các vi khuẩn có hại).

3. Các loại cá có nồng độ thủy ngân cao

Một vài loại cá to và được xếp vào loại bấc nhất thường có chứa một lượng lớn thủy ngân, và điều này không tốt cho sức khỏe của bất cứ ai (có bầu hay không có bầu). Hơn thế nữa, chúng đặc biệt có hại đến sự phát triển hệ thần kinh, phổi, thận, thị giác cũng như thính giác ở trẻ. Bạn nên ghi nhớ và tránh những loại cá sau: cá mập, cá kiếm, cá thu to, cá chép đỏ, cá mú, cá ngừ, và cá ngừ trắng đóng hộp.

Kết luận: Tránh xa các món cá có nồng độ thủy ngân cao, nhưng đừng vì thế mà bỏ hẳn đồ biển. Rất nhiều loại cá khác như cá hồi, cá trích, và sacdin… chứa các axit béo, omega 3 có lợi cho sức khỏe tim mạch bao gồm DHA, chất mà các nghiên cứu đã cho thấy có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của bào thai. Trên thực tế, một cuộc khảo sát gần đây đã phát hiện ra rằng gần 75 % phụ nữ có thai không được ăn đủ các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp trong quá trình mang thai.

Bạn nên cố gắng nạp đủ 340g một tuần các loại cá “an toàn” này – bao gồm cá hồi, tôm, cá tuyết, cá bơn, cá rô, và sò điệp. Nếu bạn thích món bánh mì kẹp thịt cá ngừ, bạn vẫn có thể ăn loại khoanh mỏng đóng hộp một tuần một lần ( khoảng 85 - 170g). Dĩ nhiên là chúng ta đang nói về các loại cá đã nấu chín còn cá sống thì sẽ được bàn ở phần sushi dưới đây.

4. Sushi và sashimi (loại cá sống cắt miếng trong món ăn của Nhật)

Trong một số ít trường hợp các loại cá sống có thể chứa các vi khuẩn hoặc vi trùng gây ngộ độc thực phẩm. “Nhưng điều lo ngại chính đối với sushi là nếu chẳng may bạn ăn phải các ký sinh trùng trong đó, thì nó không chỉ là điều khó chịu tột cùng mà còn rất khó trị trong quá trình mang thai. Các ký sinh trùng còn có thể lấy đi các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho em bé đang phát triển trong bụng mẹ” bác sĩ Morse cho biết. Thêm vào đó, một vài miếng sushi phổ biến (như cá ngừ cay) có thể chứa một lượng thủy ngân rất cao.

Hãy ăn sushi khi đã được nấu chín để tránh các loại ký sinh trùng. Ảnh: Images.



Kết luận: Chính vì vậy mà lời khuyên cho bạn là bỏ qua các loại sushi với cá sống, nhưng những loại làm từ cá chín thì hoàn toàn bình thường. Sushi cuốn với lươn, cua tẩm bột chiên giòn thì an toàn tuyệt đối với chế độ ăn của bạn. Bạn có thể ăn kèm món này với các loại rau củ, salad…

5. Trứng sống hoặc tái (trứng lòng đào)

Có một vài khả năng các bạn sẽ bị nhiễm salmonella (vi khuẩn có hình que, tạo ra các bệnh thương hàn, phó thương hàn ở người và động vật) và các bệnh ngộ độc thực phẩm khác từ trứng được nấu theo kiểu ốp la và từ các nguồn thực phẩm làm từ trứng sống khác như nước sốt, bột bánh chưa nướng…

“Hệ thống miễn dịch của bạn thường trở nên yếu hơn khi bạn mang thai và điều đó có nghĩa là những vi khuẩn không thể gây được bệnh cho bạn trước đây sẽ có cơ hội làm lại điều đó,” Redfern cho biết.

Cũng như vậy, nôn mửa hay tiêu chảy trước khi bạn mang thai chỉ gây ra sự khó chịu nhưng giờ đây lại có thể dễ dàng kích thích sự mất nước trong cơ thể bạn hơn và như vậy hoàn toàn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí trong một vài trường hợp cá biệt có thể dẫn đến việc đẻ non ở thai phụ.

Kết luận: Chỉ cần bạn chắc chắn là trứng bạn dùng đã được chế biến kỹ, thì chúng hoàn toàn an toàn để bạn dùng – và bạn nên dùng trứng để bổ sung dinh dưỡng trong thời gian này! Trứng là một nguồn giàu protein và choline (một loại vitamin B hỗn hợp, cần thiết trong việc chuyển hóa chất béo), một nguồn dinh dưỡng mà các nghiên cứu đã chỉ ra răng có thể đẩy mạnh sự phát triển trí óc ở thai nhi và ngăn chăn được các trường hợp khuyết tật ở trẻ sơ sinh.

6. Dùng cà phê, các đồ uống có gas hoặc có caffeine với số lượng lớn

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng caffeine cao (khoảng hơn 2 -3 tách cà phê mỗi ngày) có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Caffeine cũng là thủ phạm gây việc đẻ non và thiếu kg ở các thai phụ. Một cuộc nghiên cứu của Kaiser Permanente đã chỉ ra rằng: “những phụ nữ mang thai dùng quá 200mg caffeine mỗi ngày sẽ mắc gấp đôi nguy cơ sẩy thai so với những người không dùng caffeine”. 

Hạn chế cà phê đặc và tốt nhất là không uống nếu bạn có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non.


Kết luận: Giới hạn lượng caffeine của bạn, nhưng bạn cũng không cần phải bỏ nó hoàn toàn. Nhiều chuyên gia khẳng định rằng một tách nhỏ cà phê hay nước có gas hay thậm chí 2 tách/ly một ngày đều ổn. (Tuy nhiên bạn có thể hỏi thêm thông tin từ bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng hay đã có tiền sử bi sẩy thai hoặc sinh non).

Điều rắc rối ở đây là chất lượng của cà phê có thể rất khác nhau tùy theo loại hạt và cách mà chúng được pha chế. Theo một nguyên tắc chung, một cốc cà phê java khoảng 224g chế biến tại nhà có khoảng 100mg caffeine. Các loại trà thông thường và các loại nước soda chứa caffeine chứa khoảng 1/3 số lượng này trong mỗi phần/gói. Hãy giữ lượng caffeine này dưới 283g từ các loại cà phê thông thường và 567g từ các loại trà thông thường; nếu nhiều hơn thì nên dùng các loại cà phê không chứa caffeine.

7. Trà thảo dược

Một số loại thảo dược có thể có các tác dụng tương tự như thuốc thật, đó chính là lý do tại sao FDA (Cơ Quan Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm của Mỹ) và các bác sĩ đều khuyên bạn nên tránh xa một số loại nhất định. Mặc dù lượng thảo dược sử dụng trong các loại trà trên thị trường thường được cho là không đủ để gây nên vấn đề to tát gì, nhưng bởi vì FDA không có quy định quản lý chúng nên chúng ta không cách gì biết được chính xác chúng gây tác hại như thế nào.

Kiểm tra thành phần trên hộp trà thảo dược để tránh những loại có ảnh hưởng đến thai nhi.


“Tôi thường gợi ý cho các bệnh nhân tránh các loại trà có chứa hoa cúc và hoa dâm bụt bởi có nhiều chứng cứ cho thấy rằng khi được sử dụng với số lượng lớn chúng có thể gây ra một số vấn đề như đẻ non,” bác sĩ Morse cho biết.

Kết luận: Kiểm tra nhãn thành phần dán trên hộp trà thảo dược của bạn và tham khảo với bác sĩ để xem bạn cần tránh những thứ gì trong đó. Không hẳn tất cả các loại thảo dược đều gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai – một hoặc hai tách trà bạc hà nhẹ hoặc trà có vị trái cây đều không thành vấn đề, bác sĩ Morse cho biết. Cũng như các loại trà xanh và trà đen ( bạn chỉ cần đọc nhãn hiệu và kiểm tra lượng caffeine chứa trong đó). Và để an toàn, hãy trung thành với các nhãn hàng có uy tín. .

8. Các thức ăn cay

Ăn thật nhiều các đồ ăn cay có thể gây cho phụ nữ có thai các chứng ợ nóng nghiêm trọng, một trong những triệu chứng mà bạn khá quen thuộc trong thời gian này. Mặc dù chúng không gây hại gì cho em bé trong bụng nhưng lại có thể làm bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu. Và những phụ nữ mắc chứng GERD (một chứng rối loạn tiêu hóa làm các men tiêu hóa chảy ngược lên cổ họng, một dạng nặng và mãn tính của ợ hơi) cần cẩn thận tránh các món ăn cay.

Kết luận: Nếu bạn mắc chứng ợ hơi, hãy bỏ mọi món cay; nếu bạn không bị thì có thể nuông chiều bản thân một ít. Nếu bạn có nghe tin tức đâu đó rằng những thứ như ớt, bột cà ri, tương ớt, các loại nước xốt cay nồng và những loại tương tự có thể gây ra những cơn đau đẻ thì hãy lờ chúng đi. Chẳng có chứng cứ khoa học nào xác định về việc đó.

Một ly sâm panh nhỏ không quá nguy hiểm cho thai phụ. Ảnh: Images.


9. Các thức uống có cồn

Một thực tế đã được đúc kết chắc chắn rằng sử dụng các thức uống có cồn thường xuyên trong lúc mang thai có thể gây nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng cho thai nhi. Đồng thời nó cũng gây ra hàng loạt các khuyết tật về trí óc và thể chất cho trẻ khi sinh ra.

Nhưng chúng ta vẫn chưa biết chính xác mức độ nguy hiểm là bao nhiêu mà chỉ biết rằng cồn xuyên qua nhau thai ngay khi được tiêu thụ, do đó em bé của bạn cũng sẽ uống những gì bạn uống. “Vì chưa biết được bao nhiêu lượng cồn thì có thể thực sự gây nguy hiểm cho bào thai, nên tốt nhất là bạn không nên dùng chúng,” bác sĩ Morse đưa ra lời khuyên.

Kết luận an toàn nhất là bạn nên trung thành với loại nước tinh khiết cho đến khi em bé chào đời. Ngoài ra bạn vẫn có thể sử dụng nước ép của các loại hoa quả khác, thậm chí có thể uống 1 ly nhỏ sâm panh trong dịp lễ tết hoặc những tháng cuối cùng của thai kỳ. 


Theo yeutretho.com/
Webtretho (lược dịch) -
http://www.parents.com/pregnancy/my-body/nutrition/safe-pregnancy-eating/

Nôn khi có thai: Chọn dùng thuốc an toàn

Khoảng 90%thai phụ đều bị nôn, buồn nôn giai đoạn đầu, sau đó khoảng 50% giảm đi ở tuần thứ 14 nhưng khoảng 10% ở tuần thứ 20 vẫn còn nôn, một số người còn nôn đến tận ngày sinh.
Lưu ý khi chọn thuốc 

Nôn có thể nhẹ (chỉ lợm giọng, buồn nôn nhưng không nôn hay nôn rất ít) không cần hay chỉ dùng thuốc thông thường, tại nhà.

Nôn cũng có khi nặng, rất nặng (nôn suốt cả ngày, hết thức ăn thì nôn ra nước, dịch mật, hết nước dịch mật thì nôn khan, gây mệt mỏi gầy sút, mất nước, máu bị cô đặc, bị toan, có khi nguy hiểm đến tính mạng), cần dùng thuốc, điều trị tại bệnh viện.
Nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đó cũng là thời gian thai hình thành phát triển các cơ quan chức năng, dễ cảm thụ, bị dị tật do thuốc, nếu cần thì chọn loại thuốc không gây hại, dị tật cho thai. Trước khi dùng thuốc, cần khám loại trừ các nguyên nhân gây nôn do các bệnh khác, tìm cách điều trị riêng (như nôn do viêm loét dạ dày).
Thuốc chống nôn khi có thai, cách dùng
Dùng gừng tươi hay khô: kinh nghiệm dân gian dùng gừng tươi cắt lát, chấm muối, nhai (khoảng 20 - 50g) phòng chống được buồn nôn, nôn.
Theo nghiên cứu mới của Anh: người có thai dưới 20 tuần, nôn nghiêm trọng, dùng mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 250mg bột gừng khô, làm giảm được nôn.
Theo đánh giá của các bác sĩ lâm sàng Anh thì hiệu năng chống nôn của 1.000mg gừng khô bằng 10mg metoclopramid. Tính chống nôn của gừng là do làm giảm co thắt dạ dày, gia tăng nhu động ruột. Dùng theo kinh nghiệm cổ truyền hay theo các bác sĩ Anh không thấy tác hại gì cho thai phụ, thai nhi.
Non khi co thai Chon dung thuoc an toan
Dùng vitamin B6: người có thai bình thường nên bổ sung mỗi ngày 2 -10mg. Nếu bị nôn thì mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5mg vitamin B6… Theo cách đó sẽ phòng chống được nôn mà không gây ra bất cứ tác hại gì cho thai phụ, thai nhi. Vitamin B6 được xem là thuốc đầu tay (ở Mỹ) trong phòng chống nôn cho thai phụ.
Kháng histamin: nữ khi có thai không những bị nôn mà có thể bị dị ứng hay nặng thêm các bệnh dị ứng khác (chàm, mề đay). Nôn hay các bệnh lý này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc ăn ngủ, trạng thái cảm xúc của thai phụ nên bắt buộc phải dùng thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng có rất nhiều loại.
Thử nghiệm trên động vật không thấy hại, dị tật thai. Tuy nhiên, trên người, chỉ loại có đầy đủ thông tin khẳng định tính an toàn với thai ở liều điều trị như: chlopheniramin, diphenylhydramin, dexchlopheniramin, loratadin, cetirizin thì mới dùng cho người có thai; còn loại chưa có đủ thông tin khẳng định tính an toàn với người có thai ở liều điều trị như: hydroxyzin, ketotifen, deslorartdin, fexofenadin thì tuyệt đối không dùng.
Đặc biệt, cấm dùng hai thuốc kháng histamin có tiềm năng gây xoắn đỉnh như: astemizol, terfenadin (đã bị một số nước và nước ta cấm lưu hành).
Trong thực tế, thường dùng cho thai phụ trong cả thai kỳ thuốc meclozin. Thuốc có tác dụng kéo dài. Liều dùng mỗi ngày uống 1 - 2 viên 25mg hay nạp thuốc đạn 50mg vào buổi tối trước khi đi ngủ. Riêng diphenylhydramin, tuy không gây dị tật cho thai, nhưng có thể gây hại thai, hại trẻ sơ sinh nên không dùng chống nôn cuối thai kỳ.
Thuốc có chứa magnesium: là dẫn chất của magnesium (dimecrotic acid 250mg + magnesium 50mg). Thuốc làm giảm co thắt của các cơ trơn, lợi mật, chống co thắt đường mật. Là thuốc chống nôn an toàn khi có thai. Mỗi lần uống 1 viên bọc đường 50mg, mỗi ngày 3 lần.
Các thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản: metoclopramid kháng dopamin, làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, hỗng tràng, giãn phần trên của dạ dày, làm dạ dày rỗng nhanh nên giảm sự trào ngược dạ dày - thực quản, nhờ thế mà chống nôn.
Các thử nghiệm trên động vật cũng như kinh nghiệm thực tế lâm sàng 25 năm qua cho thấy dùng ở liều điều trị (uống hay tiêm mỗi ngày 5 - 10mg) thuốc không gây hại, dị tật thai. Mới đây, một nghiên cứu (Matok I - 2009) hồi cứu hồ sơ quản lý của 81.703 trường hợp đơn thai và 998 trường hợp phá thai (từ 1998 - 2007 ở Israel), trong đó lần lượt có 4,2% và 3,8% dùng metoclopramid 3 tháng đầu thai kỳ.
Kết quả: cho thấy trên những người đơn thai, tỷ lệ dị tật quan trọng với thai ở nhóm dùng thuốc là 5,3% và ở nhóm không dùng thuốc là 4,9%, chênh lệch không có ý nghĩa thống kê. Các phân tích ở những trường hợp chấm dứt thai kỳ cũng cho những kết quả tương đương (theo Journal watch Womens Health 10/6/09).
Kết luận của nghiên cứu rộng lớn này một lần nữa khẳng định chắc chắn metoclopramid an toàn cho người có thai. Hiện nay, nó vẫn được dùng chống nôn cho thai phụ. Tuy nhiên, nó kháng dopamin nên khi dùng liều cao có thể gây các triệu chứng ngoại tháp ở thai phụ (rối loạn trương lực cơ cấp tính, rối loạn vận động muộn).
Cần thận trọng với người tăng huyết áp, người suy thận nặng (dùng giảm liều), người vận hành máy (vì gây buồn ngủ), người động kinh (vì làm bệnh nặng thêm), không dùng cho người u tế bào ưa sắc, người u tủy thượng thận (vì sẽ có cơn tăng huyết áp kịch phát), đề phòng sốc phản vệ nếu dùng tiêm (vì có chứa sulfid).
Không dùng với các thuốc gây tương tác bất lợi như: alcohol, thuốc trị Parkinson (levodoapa, các kháng cholinergic), thuốc an thần, thuốc giảm đau gây nghiện.
Domperidon cũng ức chế dopamin, kích thích nhu động ruột làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị, tăng độ giãn của cơ thắt môn vị sau bữa ăn, nhờ thế chống được nôn. Tuy nhiên, chưa chắc chắn an toàn cho thai nên không dùng chống nôn cho thai phụ.
Non khi co thai Chon dung thuoc an toan
Gừng tươi hay vitamin B6 không độc cho thai, thai phụ có thể tự dùng. Khi dùng những loại này không đáp ứng mới dùng tới các hóa dược khác.
Các hóa dược khác chỉ mới có đủ thông tin an toàn với thai ở liều điều trị, trong khi đó có các thuốc cùng nhóm tương tự lại không an toàn cho thai, cần khám để thầy thuốc chọn thuốc, cho liều thích hợp, không nên tự ý (rất dễ bị nhầm).
Việt Báo (Theo Sức khỏe & Đời sống)

9 mẹo tránh kiệt sức sau sinh nở

Có con nhỏ sẽ làm xáo trộn cuộc sống của bạn. Với thiên chức mới, bạn cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. 9 gợi ý dưới đây từ Ivillages giúp bạn tránh mệt mỏi sau sinh:
1. Sống chậm
Có thể bạn đã quen với cách sống gấp gáp trước khi làm mẹ. Khi có con nhỏ, bạn thử sống chậm chậm rãi và đừng lo lắng nhiều.
2. Đề nghị được giúp đỡ
Đừng ngại đề nghị người nhà giúp bạn chăm con. Hãy nói cho họ biết cách làm và thời gian chăm sóc bé cùng bạn. Nên phân chia trách nhiệm rõ ràng cho chồng, ngay cả khi anh ấy không mấy hứng thú.
3. Chấp nhận giúp đỡ

Nhiều người mẹ thích ôm đồm mọi thứ. Đây là một sai lầm. Công việc chăm con mọn vất vả hơn những gì bạn đã hình dung. Mất ngủ, thức khuya là điều khó tránh. Tốt nhất, hãy san sẻ trách nhiệm này với chồng của bạn, ông bà của bé hoặc người trông bé.
 
VietBao.vn
4. Ngủ bất cứ khi nào bạn có thể

Bạn nên cô gắng nghỉ ngơi bất cứ khi nào bé ngủ hoặc được người thân chăm sóc. Bạn đừng lo nghỉ ngơi nhiều sẽ lãng phí thời gian. Thực sự, khi nghỉ đúng cách thì bạn sẽ khỏe mạnh, mà khỏe mạnh thì làm được nhiều việc dễ dàng hơn.
5. ‘Nuông chiều’ bản thân
Nuôi con tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực. Điều quan trọng là bạn cần “sạc” lại năng lượng cho mình thường xuyên. 30 phút thư giãn trong bồn tắm, đọc một cuốn sách ngắn, đi bộ với 1-2 người bạn giúp bạn sảng khoái tinh thần. Hãy suy nghĩ và thực hiện 1-2 việc thư giãn mà bạn có thể làm trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
6. Tránh áp lực với tiếng khóc của bé
Khóc là cách giao tiếp của bé. Vì thế, bạn đừng hoang mang khi nghe tiếng con khóc. Hãy thoải mái và bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân gây khóc cho con. Từ đó, bạn sẽ chọn được cách ứng phó hiệu quả.

7. Tránh kỳ vọng thái quá
Nhiều cha mẹ kỳ vọng rằng, bé sẽ trở thành thiên tài hay người nổi tiếng. Mong đợi về con không xấu nhưng cần thực tế. Có như thế, bạn mới giảm bớt được áp lực không đáng có. Cuộc sống của bé còn rất dài ở phía trước và bạn còn nhiều thời gian chăm sóc, giáo dục con thật tốt.

8. Chia sẻ kinh nghiệm với những người mẹ khác
Thông qua chia sẻ, bạn sẽ thấy những người mẹ khác cũng mệt mỏi và kiệt sức giống như mình. Những người cùng cảnh ngộ thường có sự đồng cảm và giải pháp hỗ trợ nhau. Bạn có thể gặp gỡ những người mẹ khác qua diễn đàn, qua những lớp chăm sóc con nhỏ hoặc các nhóm xã hội khác…
9. Đối mặt với khó khăn

Có con sẽ làm thay đổi rất nhiều cuộc sống của bạn. Bên cạnh niềm hạnh phúc, bạn còn gặp phải vô vàn khó khăn khi nuôi con. Bạn có thể mỉm cười nhưng cũng không tránh khỏi có lúc phát khóc vì con. Đó là chuyện bình thường. Hãy bình tĩnh, thư giãn, bạn sẽ biết cách vượt qua khó khăn.
Việt Báo (Theo M&B)

Thực đơn cho thai phụ

Thuc don cho thai phu
Ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với các sản phụ, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi và quá trình sinh nở của thai phụ.
Ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với các sản phụ, nó ảnh hưởng 
Trong thời gian mang thai, phụ nữ cần phải có một chế độ ăn uống thích hợp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, tinh bột và đường cùng các vitamin và chất khoáng cần thiết. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo trung bình trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần tăng từ 10-15 kg.
Dinh dưỡng thiết yếu trong suốt thời kỳ mang thai không những ảnh hưởng tới trẻ ngay lúc chào đời mà còn trong suốt thời kỳ trẻ thơ cũng như khi đã lớn khôn. Các chất không thể thiếu là:
Chất đạm (Protein): Là yếu tố cấu trúc chính của cơ thể, các loại thức ăn hàng đầu có chứa đạm là: phômai, sữa, trứng, cá tươi, tôm càng xanh, thịt bò, heo... Ví dụ trong ngày, thai phụ có thể ăn 100gr phomai mềm, 100gr cá tươi, 75 gr thịt hoặc 3 quả trứng.
Các loại ngũ cốc nguyên chất và các loại đường phức hợp: như bún, phở, cơm, hạt ngũ cốc hoặc hạt đậu nành, đậu trắng, đậu Hà Lan... Một ngày có thể ăn 25gr hạt ngũ cốc, 75gr bánh phở hoặc cơm, một lát bánh mì và 100gr đậu lăng.
Các loại thức ăn có chứa canxi: phomai, sữa, cá mòi...
Rau xanh, rau củ có màu vàng, đỏ và trái cây: rau cải, bó xôi, bông cải xanh, cà rốt, cà chua, ớt ngọt... Mỗi ngày có thể dùng 25 gr rau xanh, 50 gr dưa leo, 1 trái cam hoặc bưởi.
Thức ăn có chứa vitamin C: ớt, cà chua, nho, chanh, dâu, lựu, bưởi...
Các nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin:
+ Vitamin A: Sữa, bơ, pho mai, cá có dầu, gan, trái cây màu xanh, màu vàng...
+ Vitamin B1: các loại ngũ cốc, hạt điều, đậu, các loại thịt hữu cơ, mộng ngũ cốc, men bia...
+ Vitamin B2: men bia, mộng ngũ cốc, thịt, rau xanh các loại.
+ Vitamin B3: thịt hữu cơ, trứng, đậu phộng.
+ Vitamin B5: thịt hữu cơ, các loại ngũ cốc, phomai...
+ Vitamin B6: men bia, các loại ngũ cốc, bột đậu nành, nấm, khoai tây, trái cây các loại…
+ Vitamin B12: thịt hữu cơ, cá, trứng, sữa...
+ Axi Folic: rau sống, đậu Hà Lan, bột đậu nành, cam, chuối, hạt bắp, trái dừa...
+ Vitamin D: sữa, cá có dầu, lòng đỏ trứng…
+ Vitamin E: mộng ngũ cốc, lòng đỏ trứng, đậu phộng...
+ Chất sắt: cật heo, bò; lòng đỏ trứng, thịt bò, bột bắp, đậu xanh, đen...
+ Chất kẽm: trong lớp cám lúa, trứng, các loại hạt...
Nên tránh một số loại thức ăn kẹo, chocolate, trái cây đóng hộp, thịt hộp, kem, si-rô, các loại thực phẩm chế biến sẵn có đường, nước sốt... nên dùng các loại thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh.
Theo Thanh niên

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TỪ TUẦN 1-41

9 tháng 10 ngày

Hồi hộp, háo hứng, mong ngóng sẽ giúp bạn vượt qua những mệt mỏi trong suốt giai đoạn thai nghén. Bào thai phát triển từng ngày trong bụng mẹ. Chúng ta hãy quan sát những hình ảnh dưới đây để nhận thấy sự thay đổi của một em bé chuẩn bị chào đời.
 
Tuần 1 - 4
 
Quá trình thụ thai đã diễn ra và một quả bóng bé xíu xiu, tập hợp của các tế bào đang không ngừng phân chia và bám chắc vào dạ con.
 
Quá trình thụ thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối vì vậy trong vòng 3 tuần đầu tiên, người phụ nữ có thể chưa thực sự mang thai.
Thai 2 tuần tuổi 
Thai 3 tuần tuổi

Thai 4 tuần tuổi

Tuần 5
 
Khối tế bào lớn rất nhanh và trở thành một phôi mầm. Đối với những chị em có chu kỳ đều đặn, dấu hiệu đầu tiên của quá trình mang thai chính là “đến tháng mà không thấy”.
 
Que thử nhanh sẽ cho bạn biết chính xác những nghi ngờ của mình. Nếu que thử không lên 2 vạch, bạn có thể thử lại một vài ngày sau đó khi lượng hormone thai nghén trong nước tiểu tăng lên. 

Thai 5 tuần tuổi

 
Tuần 6
 
Phôi mầm lúc này đã trở thành một bào thai thực sự. Nó có cỡ một hạt đậu với xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã hình thành.
 
Bào thai đã có một hệ huyết mạch riêng và có thể thuộc một nhóm máu khác với nhóm máu của mẹ. Những mạch máu sẽ trở thành dây cuống rốn và trên phôi mầm những chiếc chồi bé xíu bắt đầu “nảy ra” (khởi thủy của các chi – chân, tay - sau này).  

Thai 6 tuần tuổi

  
Tuần 7
 
Trái tim của bé bắt đầu tượng hình.
 
Ốm nghén vào buổi sáng và một số ảnh hưởng khác của giai đoạn đầu thai kỳ bắt đầu rõ ràng.
 
Nhìn chung trong giai đoạn này, các bà mẹ tương lai thường đi tiểu nhiều hơn, hay buồn nôn, nôn ói, dễ khóc và hay cáu kỉnh.
 
Đây cũng là thời điểm các bà mẹ cần được chăm sóc cẩn thận bởi bào thai sẽ tiếp tục phát triển hay không chính là ở trong 12 tuần đầu tiên.
 
Nếu bạn chưa nói với sếp và mọi người về tình trạng của mình thì đây chính là thời điểm tốt để nhận được sự giúp đỡ và thông cảm từ mọi người. 

Thai 7 tuần tuổi
 

Tuần 8
 
Đây là thời điểm bạn có thể đi siêu âm lần đầu nếu bạn từng bị sẩy thai hay chảy máu bất thường.
 
Kỹ thuật siêu âm lần đầu này thường là dạng “đầu rò” (thiết bị siêu âm qua đường âm đạo) sẽ giúp phát hiện quá trình “làm tổ” có bị lệch vị trí hay không.

Đây cũng là thời điểm trái tim bé nhỏ của bé bắt đầu rộn ràng cất tiếng. Hệ thần kinh phát triển rất nhanh, đặc biệt là não bộ. Đầu lớn dần và mắt đang hình thành dưới da mặt. Tứ chi của bào thai đang phát triển không ngừng và đã ra dáng những bàn chân, bàn tay bé xíu. Tất cả các cơ quan nội tạng cũng đang phát triển và ngày càng phức tạp hơn.   
Thai 8 tuần tuổi 

Tuần 9
 
Bào thai dài khoảng 5cm với phần đầu và ngực phân chia bởi một nếp gấp. Những cơ quan lớn, mắt và tai đều đang phát triển.
 
 
Thai 9 tuần tuổi

 
Tuần 10
 
Siêu âm trong giai đoạn tuần 10 - 13 là yêu cầu bắt buộc của quá trình theo dõi thai kỳ.

Thai 10 tuần tuổi

 
Tuần 11
 
Cuống rốn đã có thể thực hiện hoàn chỉnh vai trò của nó là cung cấp dưỡng chất và “dẫn xuất” các chất thải loại ra khỏi bào thai. Thai nhi lúc này thực sự có hình dáng của một con người.


Thai 11 tuần tuổi

Tuần 12
 
Tuần này, mọi đe dọa sẩy thai đã được giảm thiểu. Đây là lúc nhiều phụ nữ vui mừng thông báo “tin vui” với bạn bè và đồng nghiệp.
 
Thai nhi lớn rất nhanh với chiều dài khoảng 8cm, nặng 60gr. Nhau thai lúc này đã khá hoàn chỉnh nhưng nó sẽ chỉ thực hiện được đầy đủ chức năng của mình ở tuần 14.
 
Đây cũng là thời điểm thích hợp để bà mẹ tương lai có thể nhìn ngắm lần đầu tiên đứa con yêu quý của mình qua màn hình siêu âm.  

Thai 12 tuần tuổi

 
Tuần 13
 
Tử cung của người mẹ trở nên lớn hơn và bụng bắt đầu lộ.
 
Thai nhi đã có thể “ngoáy ngó” đầu rất dễ dàng.
 

Thai 13 tuần tuổi

 
Tuần 14
 
Một phần 3 chặng đường gian nan đã qua. Thời gian mang thai trung bình là 266 hoặc 280 ngày (phụ thuộc vào cách tính ngày đầu hay cuối chu kỳ kinh).


Thai 14 tuần tuổi

Tuần 15 

Khuyết tật bị hội chứng Down sẽ được phát hiện trong tuần này. Xét nghiệm máu và “chọc ối” sẽ cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, những xét nghiệm chẩm đoán này có thể gây ra sẩy thai sau đó.


Thai 15 tuần tuổi

Tuần 16
 
Thai nhi giờ đã có các ngón chân và móng tay, có mi mắt và lông mày. Toàn bộ người bé lúc này xuất hiện một lớp lông tơ và nó sẽ phát triển tới tận tuần cuối cùng trước khi chào đời (đây được xem là dấu vết còn sót lại của thủy tổ loài người). Lớp lông tơ này có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi môi trường nước ối xung quanh.  
 
 
Thai 16 tuần tuổi

Tuần 17
 
Bào thai đã có thể “nghe ngóng” tiếng động từ thế giới bên ngoài. Đây cũng là thời điểm người mẹ đã ra dáng một bà bầu với cái bụng bầu không ngừng lớn lên.


Thai 17 tuần tuổi

Tuần 18
 
Tuần mà bào thai bắt đầu thể hiện sự “hiếu động” của mình. Người mẹ cảm nhận rất rõ những chuyển động của bé.

Thai 18 tuần tuổi

Tuần 19
Bào thai lúc này dài khoảng 15 - 20cm và nặng khoảng 300g. Những chiếc răng sữa đầu tiên đang hình thành dưới lợi.


Thai 19 tuần tuổi

Tuần 20
 
Một nửa giai đoạn “trông ngóng” đã trôi qua. Đây cũng là thời điểm các bác sĩ hẹn các bà mẹ tới khám và siêu âm định kỳ.
 
Toàn cơ thể bé lúc này sẽ phủ một lớp sáp mỏng (còn gọi là chất gây) giúp bảo vệ làn da của bé khỏi môi trường nước ối hiệu quả hơn.
 
Siêu âm lúc này cũng cho biết chính xác giới tính của bé. Tuy nhiên, tại tất cả các bệnh viện, các bác sĩ không được phép tiết lộ giới tính của thai nhi.  
 

Thai 20 tuần tuổi
Tuần 21
Bà mẹ có thể cảm thấy thở gấp hơn vì tử cung lúc này đang chèn ép cơ hoành, “xâm lấn” không gian của phổi.
 
Bà mẹ cũng có thể đi siêu âm trong thời gian này để kiểm tra nội tạng và sự phát triển của bé. 

Thai 21 tuần tuổi

Tuần 22
 
Sự phát triển của các giác quan: Vị giác được hình thành với sự “nảy chồi” của lưỡi và thai nhi có thể cảm nhận được qua sự đụng chạm.


Thai 22 tuần tuổi

Tuần 23
 
Khung xương tiếp tục phát triển và xương sọ bắt đầu cứng lại nhưng chưa hoàn chỉnh (thóp sau này).


Thai 23 tuần tuổi

Tuần 24
 
Khám thai và siêu âm để kiểm tra vị trí của thai nhi. Nếu vì một lý do nào đó, bé “đòi” chui ra trong thời điểm này thì cơ hội sống sót là khá lớn.
 
Một đứa trẻ 24 tuần tuổi có thể cứu sống nhưng nó có thể gặp vấn đề về hô hấp sau này. Nó cũng sẽ rất nhẹ cân và dễ bị nhiễm khuẩn. 

Thai 24 tuần tuổi
Tuần 25
Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn phát triển chiều cao và cân nặng của thai nhi.
 
Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra các biến chứng thai sản do huyết áp tăng cao. Các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác nhưng có thể liên quan tới phản ứng của hệ miễn dịch của người mẹ với “vật thể lạ” (thai nhi) hoặc nhau thai. Nếu tình trạng trầm trọng, các bà bầu sẽ được chỉ định mổ đẻ để cứu mẹ.

Thai 25 tuần tuổi

Tuần 26
 
Da dẻ của thai nhi sẽ không còn trong suốt nữa mà ngày càng “đục” dần (không còn nhìn thấy các mạch máu nhỏ dưới da), giống với tình trạng khi bé được sinh ra.

Thai 26 tuần tuổi

Tuần 27
 
Lúc này, thai nhi dài khoảng 34cm và nặng khoảng 800g.

Thai 27 tuần tuổi

Tuần 28
 
Đi khám thai định kỳ.
 
Đối với một số bà mẹ trong máu có kháng nguyên Rh(-) (giống hồng cầu của khỉ) thì cần được xét nghiệm bởi hồng cầu của bào thai sẽ là Rh(+) kích thích cơ thể mẹ sản xuất kháng thể anti Rh, lần có thai đầu ít có tai biến cho thai nhi, nhưng lần sau, nếu thai vẫn là Rh(+) kháng thể anti Rh sẽ từ mẹ truyền qua con theo đường nhau thai và làm ngưng kết hồng cầu của thai. Tùy theo mức độ ngưng kết đưa đến sẩy thai hay thai chết.

Thai 28 tuần tuổi

Tuần 29
 
Một số phụ nữ bị chứng chân tê tê buồn buồn (có cảm giác như có con gì bò trong chân, thậm chí bị chuột rút hay nóng ở gót chân hoặc khó ngủ vào buổi tối và khiến người mẹ có cảm giác họ cần phải thức dậy và đi loanh quanh). Hiện chưa rõ chứng này có gây hại gì không nhưng rõ ràng nó làm các bà bầu rất khó chịu.  

Thai 29 tuần tuổi

Tuần 30
 
Bạn có thể cảm nhận hoặc không cảm nhận được các cơn co dạ con nhẹ nhẹ bắt đầu ở thời điểm này. Tất nhiên là các cơn co này không làm bạn đau đớn.
 
Những cơn co này không tuân theo quy luật, không gây đau. Vậy nên nếu các cơn co dạ con gây đau và diễn ra từ 4 lần/giờ trở lên thì bạn cần đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu của chuyển dạ sớm.  

Thai 30 tuần tuổi

Tuần 31
 
Thai nhi đã có thể nhìn và phân biệt được sáng tối.
 
Ngực của bạn giờ tiết ra một chất lỏng trong trong, dinh dính – đó chính là sữa non. Nguồn dinh dưỡng giàu calo này rất quý giá với bé và sẽ sớm chấm dứt, chuyển sang sữa bình thường chỉ vài ngày sau khi bé chào đời. 
Thai 31 tuần tuổi

Tuần 32
 
Lúc này thai nhi dài khoảng 42cm và nặng 2,2kg. Nếu bé chào đời lúc này, bé sẽ hoàn toàn khỏe mạnh.

Thai 32 tuần tuổi

Tuần 33
 
Từ bây giờ, bé đã nằm ổn định ở vị trí đầu chúc xuống dưới, sẵn sàng để chào đời. Nếu bé vẫn chưa xoay đúng thế thì đây là lúc các bác sĩ sẽ giúp bạn “vần” bé về đúng vị trí.

Thai 33 tuần tuổi

Tuần 34
 
Người mẹ có cảm giác ăn nhanh no hơn do bào thai chèn ép dạ dày. Tốt nhất hãy ăn thành nhiều bữa, bất cứ khi nào bạn thấy đói.


Thai 34 tuần tuổi

Tuần 35
 
Đây là thời điểm tốt nhất đểu thảo luận với bác sĩ nếu người mẹ có kế hoạch sinh mổ.
Thai 35 tuần tuổi

 
Tuần 36
 
Đầu bé đã sẵn sàng để “lọt” xuống khung xương chậu bất cứ khi nào.

Thai 36 tuần tuổi

Tuần 37
 
Phổi của bé giờ đã sẵn sàng để bé trở thành một cá thể độc lập.
 
Những tuần cuối cùng của thai kỳ là thời điểm bé đang tập trung để tăng trưởng về trọng lượng.

Thai 37 tuần tuổi

Tuần 38
 
Bé sinh ra trong tuần này không còn bị xếp vào diện “đẻ non” nữa.


Thai 38 tuần tuổi

Tuần 39
 
Mọi thay đổi về dáng vẻ và trọng lượng của mẹ sẽ kết thúc trong tuần này.

Thai 39 tuần tuổi

Tuần 40
 
Về lý thuyết, bé sẽ chào đời trong tuần này. Cổ tử cung của người mẹ đã sẵn sàng cho việc sinh bé khi nó trở nên mềm hơn.


Thai 40 tuần tuổi

Tuần 41
 
Đây là giới hạn cuối cùng cho những bé bướng bỉnh, không chịu chui ra.

Thai 41 tuần tuổi