Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Làm tan, hâm ấm sữa mẹ đông lạnh


Sữa mẹ sau khi đông lạnh có thể được dự trữ đến 3 tháng trong ngăn đá tủ lạnh và 6 tháng trong tủ đá chuyên dụng (0°F hoặc –17.8°C). Ngay khi được làm tan đá, sữa mẹ có thể để trong ngăn mát tủ lạnh đến 24 giờ đồng hồ.
Cách làm tan sữa mẹ đông lạnh


Bạn có thể làm tan sữa mẹ đông lạnh trong bát nước ấm trong vòng từ 5 đến 10 phút. Hoặc có thể làm tan sữa mẹ từ 8 đến 12 giờ trước đó bằng cách để qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh nhưng phải sử dụng trong vòng 24 giờ sau đó.
Bạn không nên làm tan đá sữa mẹ bằng cách đặt sữa trên mặt bàn ở nhiệt độ trong phòng. Tránh hâm ấm sữa mẹ trong lò vi sóng. Điều này làm thay đổi thành phần sữa mẹ và giảm chất lượng sữa. Lò vi sóng còn làm sữa nóng không đều và có thể khiến bé bị bỏng miệng. Ngoài ra, bạn không nên đông lạnh lại sữa đã tan đá.

Hâm ấm sữa mẹ


Trước tiên, bạn cần lấy sữa mẹ từ ngăn đá tủ lạnh ngay trước khi sử dụng. Hâm ấm sữa bằng cách cầm bình (túi) đựng sữa dưới vòi nước máy ấm đang chảy hoặc đặt vào trong bình chứa nước ấm từ 5 đến 10 phút. Xoay bình sữa nhẹ nhàng và kiểm tra độ ấm của sữa bằng cách nhỏ một giọt lên mặt trong của cổ tay mẹ trước khi cho con bú. Sữa thừa trong bình đựng sau khi cho bú có thể được dùng ở lần cho bú kế tiếp trước khi vứt bỏ.
Không nên hâm nóng lại sữa đã được hâm nóng. Sữa mẹ có thể được giữ an toàn ở nhiệt độ trong phòng từ 4 đến 8 giờ đồng hồ. Bạn cũng không nên hâm ấm sữa mẹ bằng cách đặt sữa trên mặt bàn ở nhiệt độ trong phòng. Không nên hâm ấm sữa trong lò vi sóng vì điều này có thể làm thay đổi sữa mẹ và giảm chất dinh dưỡng của sữa.
Tìm hiểu cách vắt và dự trữ sữa mẹ
Bạn có thể dùng cách vắt sữa mẹ bằng tay. Bạn hãy xoa bóp bầu vú, từ từ hướng về núm vú để vắt sữa. Hoặc dùng cách vắt bằng máy (máy vắt dùng tay hoặc dùng điện). Bạn có thể vắt khoảng 10 phút ở từng bầu vú trong mỗi lần vắt.
Bắt đầu: Trước tiên, bạn hãy rửa sạch tay mình bằng xà phòng và nước. Chuẩn bị sẵn bình sạch để đựng sữa. Tìm tư thế thoải mái tại nơi yên tịnh để bắt đầu vắt sữa. Xoa bóp bầu ngực và từ từ hít thở nhẹ nhàng.
Dự trữ sữa mẹ: Bạn có thể sử dụng chai nhựa hoặc túi dự trữ chuyên dùng để đựng sữa mẹ. Không nên sử dụng những túi dùng một lần vì chúng rất mỏng. Bạn nên dự trữ sữa mẹ thành từng phần 56-141 ml để tránh lãng phí sữa mẹ.
Sữa mẹ từ những lần vắt khác nhau có thể được đựng chung nếu sữa được vắt trong 24 giờ cùng ngày. Sữa mẹ phải được để lạnh càng sớm càng tốt sau khi vắt xong. Nếu sữa đã vắt có đổi màu và độ sệt khác nhau thì cũng là điều bình thường. Sữa được dự trữ sẽ đóng theo từng lớp. Do đó, bạn sẽ thấy có váng sữa, trông giống lớp kem sẽ nổi lên trên mặt sữa khi nó được làm ấm. Bạn hãy trộn đều các lớp sữa trước khi cho con bú.
Bạn có thể sử dụng sữa vừa mới được vắt trước tiên. Sau đó sử dụng sữa đã để lạnh hoặc ướp lạnh theo ngày nào cũ hơn. Nếu sữa mẹ có vị chua hoặc mùi lạ, bạn nên bỏ đi. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, bạn không nên sử dụng sữa này.
Hạn dùng: Nếu bạn đã rửa tay sạch trước khi vắt, thì sữa mẹ có thể để ở nhiệt độ trong phòng (không quá 25°C) từ 4 đến 8 giờ đồng hồ. Nếu bạn không sử dụng sữa ngay, thì nên dự trữ sữa này trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Hoặc nếu nhiệt độ phòng cao hơn 25ºC, bạn cũng nên cất sữa trong tủ lạnh ngay. Sữa có thể bảo quản trong tủ lạnh (0-3,9ºC) trong 5-7 ngày.

Phương Thảo (Theo Healthin)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét